Có ý kiến cho rằng, khi đánh giá một người nào đó, nhiều khi không cần biết họ nói về vấn đề gì mà chỉ cần nghe giọng nói của họ cũng đủ hiểu. Qua đó, chúng ta cũng có thể hiểu được vai trò cũng như tầm quan trọng của giọng nói trong giao tiếp hàng ngày. Dù cho bạn không sở hữu một chất giọng trời sinh những bạn vẫn có thể cải thiện giọng nói của chính mình. Cùng THALIC VOICE tham khảo tips luyện giọng hay trong bài viết này để tìm ra câu trả lời nhé!

1. Những bí kíp quan trọng để luyện giọng nói hay

1.1. Phát âm rõ ràng

Trước khi luyện giọng nói hay, bạn phải luyện cho mình khả năng phát âm rõ ràng. Chúng ta vẫn biết giọng nói là một phương tiện quan trọng giúp kết nối giữa chúng ta và mọi người xung quanh. Vậy nên chỉ cần một lỗi nhỏ trong phát âm hay bị ngọng một chữ cái cũng có thể tạo nên cảm giác lệch chuẩn. Thậm chí trong một vài trường hợp, người nghe còn cảm thấy khó hiểu những điều bạn đang nói. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến thông tin truyền tải.

Trên thực tế, có rất nhiều người vẫn còn mắc các lỗi phát âm cơ bản như ngọng l,n, bẹt các nguyên âm ( như O thành OA, E thành IE) ,…Theo một khảo sát toàn quốc, nhiều sinh viên khi ra trường cảm thấy thiếu tự tin ngay từ vòng phỏng vấn xin việc hay những người đi làm cảm thấy ngại giao tiếp với mọi người. Đặc biệt là đối với những ngành đặc thù như giáo viên, sale, tư vấn,… thì vấn đề giọng nói còn cản trở đến con đường sự nghiệp của họ.

Vậy thì luyện giọng nói hay như thế nào? Đầu tiên bạn cần phát âm rõ ràng, hãy cố gắng tập luyện đọc hàng ngày, mỗi ngày khoảng mười trang sách. Đọc thật kỹ, phát âm chậm từng chữ, từng câu, đừng vội vã. Dần dần tăng tốc độ cho đến khi nhập tâm như nói chuyện thông thường. Trong lúc đọc hãy cố gắng đọc ra thành lời rõ ràng, đừng nuốt từ.

1.2. Luyện tập giọng nói kỹ năng nhấn nhá phù hợp

Một giọng nói hay là một giọng nói biết cách nhấn nhá, tạo điểm nhấn cho câu nói của mình. Vì thế mà trong luyện giọng nói hay thì nhấn nhá là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Không chỉ tiếp thêm sự tự tin cho bạn mà nó còn giúp cho người nghe có thể tiếp cận cũng như nắm bắt thông tin mà bạn truyền tải dễ dàng hơn.

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đối phương sẽ chú ý đến điều được nhấn mạnh gấp 3 lần. Vì vậy trong giao tiếp hãy cố gắng nhấn vào các từ khóa quan trọng trong câu nói của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn luyện giọng nói hay và còn khiến giọng bạn trở nên thu hút hơn. Đặc biệt là trong những dịp như phỏng vấn xin việc, thuyết trình trước đám đông,…thì một giọng nói hay cùng kỹ năng nhấn nhá thuần thục sẽ giúp bạn ghi điểm mạnh mẽ trong lòng người nghe.

Kỹ thuật nhấn nhá

1.3. Điều chỉnh tốc độ nói cho hợp lý

Trong giao tiếp bình thường bạn không thể nói chuyện với tốc độ giống như những “rapper” với “fast flow” được bởi điều này không chỉ khiến bạn bị mệt mà còn làm cho người nghe cảm thấy khó chịu. Cách này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đặt gánh nặng lên cột hơi của mình, từ đó khiến các chữ dính vào nhau. Còn người nghe thì chẳng thể hiểu được thông tin mà bạn muốn truyền đạt.

Nhưng ngược lại nếu bạn nói quá chậm, cũng như duy trì một tốc độ đều đều trong suốt cuộc trò chuyện sẽ khiến người nghe cảm giác buồn ngủ, nhàm chán. Vậy thì luyện giọng nói hay thì cần phải luyện cả tốc độ khi nói nữa. Trong quá trình nói, bạn hãy cố gắng duy trì một tốc độ nói phù hợp với từng hoàn cảnh, tốc độ nói trung bình sẽ rơi vào khoảng 125 từ/phút.

Việc điều chỉnh tốc độ nói này sẽ đem đến cảm giác hài hòa, êm mượt và người nghe cũng cảm thấy dễ nghe mà không kém phần lôi cuốn. Người ra việc đặt những khoảng dừng hợp lý cũng là tip giúp bạn thu hút sự tập trung từ người nghe. Điều này sẽ khơi gợi sự hứng thú, tò mò đến nội dung bạn trình bày, suy nghĩ và tạo cơ hội cho bạn có thêm thời gian nghĩ đến những ý tưởng tiếp theo.

1.4. Luyện nói giọng bụng

Giọng bụng là gì? Đây chính là giọng mà âm thanh sẽ được tạo ra khi hơi thở được đẩy lên từ khoang bụng rồi đập vào các dây thanh quản. Giọng bụng sẽ giúp bạn có một cột hơi dài hơn với lượng hơi lớn, khi phát âm, âm thanh có độ dày, vang và trầm ấm hơn so với khi nói bằng giọng cổ (hơi lấy từ ngực). Ngoài ra bạn còn có thể tận dụng lượng hơi lấy được chỉ trong thời gian ngắn mà thỏa sức lên bổng, xuống trầm, làm cho chất giọng có cảm xúc xúc hơn.

Ngoài ra, nói bằng giọng bụng còn là phương pháp luyện giọng nói hay, khỏe hơn bởi nó bảo vệ dây thanh quản và duy trì giọng nói cho mỗi người. Giọng bụng còn làm giảm áp lực lên cổ họng. Từ đó mà hạn chế được tối đa tình trạng đau rát hay mất tiếng, khàn tiếng…sau một thời gian sử dụng giọng nói quá mức.

Bạn có thể tham khảo phương pháp luyện giọng nói hay bằng cách nói giọng bụng với bài viết: Tại Sao Cần Phải Nói Giọng Bụng?

Nhấn nhá là kỹ thuật khiến người nghe dễ dàng cảm nhận được thông điệp giao tiếp

1.5. Kết hợp ngôn ngữ hình thể trong khi nói

Trong giao tiếp hàng ngày, việc sử dụng ngôn ngữ hình thể linh hoạt quyết định đến 55% thành công của bạn. Bởi chúng bổ trợ cho giọng nói của bạn cũng như khiến nội dung mà bạn muốn truyền tải trở nên sinh động, hấp dẫn hơn dù cho chúng có khô khan, trừu tượng tới đâu. Đây cũng chính là bí quyết giúp bạn lôi cuốn bất kỳ người nghe nào và khiến họ tập trung nhiều hơn vào điều bạn muốn nói.

Bên cạnh đó, trong vài trường hợp khi gặp rào cản trong ngôn ngữ thì ngôn ngữ hình thể sẽ trở thành phương tiện duy nhất để giao tiếp. Khi hai bên chẳng thể hiểu đối phương đang nói gì thì chỉ cần một vài cử chỉ, ánh mắt hay nụ cười đơn giản cũng đủ để chúng ta giao tiếp với nhau. Vậy nên để luyện giọng nói hay thì ngoài việc phát âm rõ ràng, điều chỉnh tốc độ cho phù hợp thì bạn cũng cần biết cách kết hợp lời nói cùng ngôn ngữ hình thể phù hợp.

Nhưng nếu bạn vẫn lúng túng trong cách diễn đạt bằng hình thể cùn lời nói hay không biết luyện giọng nói hay như thế nào thì bạn có thể tham khảo khóa học Level 2: Giọng nói nâng cao và ứng dụng vào giao tiếp của THALIC VOICE. Khóa học này không chỉ giúp giọng nói của bạn hay hơn, truyền cảm hơn với ngôn ngữ hình thể phong phú mà còn hướng dẫn bạn những kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, tư duy biên tập, xử lý thông tin…

2. Những thói quen bạn nên biết trong quá trình luyện giọng nói hay

Bên cạnh những tip mà bạn cần biết trong quá trình luyện giọng nói hay thì bạn cũng nên duy trì một số thói quen tốt cho giọng nói sau:

2.1. Giữ ẩm cho cổ họng

Những diễn giả chuyên nghiệp sẽ thường có thói quen mang theo một chai nước bên mình. Họ luôn tận dụng những khoảng thời gian nghỉ giữa giờ để bổ sung nước khi nói liên tục trước khán giả. Vậy tại sao mọi người lại có thói quen này. Bởi giọng nói được tạo nên bởi dây thanh quản trong cổ họng. Và nó được cấu thành từ những nếp gấp (lớp mô) với sự chuyển động phức tạp, dây thanh sẽ rung động liên tục khi ta nói và thả lỏng khi ta dừng lại.

Nếu các nếp gấp có đủ độ ẩm, chúng sẽ dễ dàng ép vào nhau. Từ đó tạo nên âm thanh mà không cần quá nhiều áp lực từ phổi. Nói một cách khác là sẽ giúp giọng nói của bạn ổn định và chắc khỏe hơn, đồng thời cũng ít gây ra tổn thương dù cho có sử dụng thường xuyên. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc luyện giọng nói hay.

Mặt khác, điều này không chỉ là hoạt động về mặt thể chất mà còn liên quan đến hệ thần kinh của người nói. Bởi não bộ con người cần có nước để có thể giữ trạng thái cân bằng nhất. Khi đó giọng nói mới chất lượng. Thêm vào đó, việc kích thích não bộ cũng giúp bạn ghi nhớ các nội dung cần nói dù là câu thoại ngắn hay cả một kịch bản dài. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tin và linh hoạt hơn trong giao tiếp.

2.2. Quan tâm nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ của bản thân

Thoạt nghe qua thấy việc luyện giọng nói hay và chăm sóc chất lượng giấc ngủ có vẻ không lên quan. Nhưng vào năm 1997, một nghiên cứu khoa học ở Anh đã chỉ ra rằng những người thiếu ngủ sẽ rất khó tập trung vào các chủ đề khi đang nói chuyện. Đồng thời thì giọng nói của người này sẽ ít có sự nhấn nhá hơn bình thường, tạo cảm giác đơn điệu khi nghe.

Bởi trong khoảng thời gian ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày, các tế bào trong cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và bắt đầu quá trình tái tạo, phục hồi. Các dây thanh quản cùng hệ thống hô hấp cũng như vậy. Và nếu như giấc ngủ của bạn không đảm bảo thì cả cột hơi, dây thanh quản của bạn đều bị ảnh hưởng. Từ đó mà giọng nói cũng trở nên yếu hơn rõ rệt, thậm chí người nghe cũng có thể cảm nhận rõ sự mệt mỏi trong giọng nói của bạn. Đây chắc hẳn là điều không ai muốn khi luyện giọng nói hay có phải không nào?

2.3. Dừng ngay hành động la hét hay gằn giọng

Nếu bạn muốn luyện giọng nói hay thì việc la hét hay gằn giọng trong khi nói cần đặc biệt tránh. Bởi hành động này sẽ gây tổn hại trực tiếp đến thanh quản của người nói. Việc la hét sẽ khiến các nếp gấp ở thanh quản bị va đập vào nhau với lực mạnh hơn bình thường. Từ đó dẫn đến họng bị tổn thương, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giọng nói.

Cùng với đó trong một vài trường hợp xấu hơn, bạn sẽ có thể cảm thấy đau rát vùng cổ họng sau nhiều lần gằn giọng hay la hét. Đó chính là dấu hiệu cho thấy rằng bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về tình trạng của bản thân.

2.4. Giải tỏa căng thẳng

Theo khoa học thì khi não bộ của con người bị kích thích quá mức do tâm trạng căng thẳng, lo âu có thể dẫn đến hội chứng rối loạn giọng nói. Điển hình nhất là khó thở do căng cơ quá mức. Do đó luyện giọng nói hay không chỉ là về âm thanh phát ra mà còn phải luyện cả về tâm lý của người nói.

Thông thường, giọng nói của chúng ta cũng sẽ trở nên cao hơn và dễ mắc lỗi hơn mỗi khi mang tâm lý hồi hộp, lo lắng. Vậy nên hãy giảm bớt tình trạng căng thẳng này bằng cách thường xuyên hít thở sâu bằng cơ hoành, tập thể dục thường xuyên hay thiền định cũng như các cách thức khác để giúp tâm lý bạn khỏe mạnh hơn.

2.5. Thường xuyên luyện giọng nói hay mỗi ngày

Sẽ không có bất cứ phương pháp nào hiệu quả nếu không được rèn luyện thường xuyên. Chỉ có việc trực tiếp thực hành, tự tìm ra thiếu sót trong giọng nói của mình và chỉnh sửa nó, mới có thể giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Hãy biến việc luyện tập trở thành một thói quen, rồi dần để nó trở thành bản năng của bạn.

Muốn luyện giọng nói hay cần một khoảng thời gian dài kiên trì, bền bỉ với mục tiêu của mình. Thay vì việc tự tập luyện ở nhà nhàm chán, thì bạn hoàn toàn có thể tìm tới những người bạn có cùng chung chí hướng, hoặc những người thầy tận tâm có chuyên môn. Và THALIC VOICE – Học viện Giọng nói và Kỹ năng là một môi trường thích hợp thỏa mãn mọi tiêu chí đó, giúp bạn.

Kiến thức liên quan

17 | Th7

BẠN CÓ BIẾT: Chọn lọc thông tin khi lắng nghe trong giao tiếp?

Nghe và nói là 2 thành phần quan trọng trong mỗi cuộc giao tiếp. Để có thể có những câu nói hay, đúng mong muốn...
Xem chi tiết

02 | Th7

Làm sao để đặt câu hỏi hay và đúng?

Biết cách đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng vì nó giúp chúng ta khám phá thông tin, thúc đẩy sự hiểu biết và...
Xem chi tiết

02 | Th7

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu như thế nào?

Lắng nghe không chỉ giúp bạn tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc, mà còn giúp người nghe đưa ra phản hồi cho...
Xem chi tiết

18 | Th6

3 cách xây dựng phong cách giao tiếp cá nhân

Phong cách giao tiếp cá nhân rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta xây dựng và duy trì các...
Xem chi tiết

10 | Th6

Xây dựng networking như thế nào?

Qua việc xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ, chúng ta có thể tiếp cận những thông tin hữu ích, nhận được sự...
Xem chi tiết

17 | Th5

3 BÀI TẬP giúp bạn SỬA NÓI LẮP

Nói lắp là tật rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trôi chảy, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống...
Xem chi tiết

17 | Th5

12 cách giao tiếp giỏi cùng BTV truyền hình

Giao tiếp là một hoạt động mà tất cả mọi người ở tất cả mọi ngành nghề đều thực hiện mỗi ngày. Tuy là một...
Xem chi tiết

11 | Th5

10 phương pháp giúp bạn sở hữu giọng nói truyền cảm hơn

Ngoài ngoại hình, giọng nói là một yếu tố rất dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác khi tiếp xúc. Rất nhiều người...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng