Ngoài ngoại hình, giọng nói là một yếu tố rất dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác khi tiếp xúc. Rất nhiều người có thể không nhớ về gương mặt của một người nào đó, nhưng họ bị ấn tượng vì giọng nói của họ. Chính vì thế, việc sở hữu một giọng nói truyền cảm có thể giúp bạn gia tăng khả năng truyền đạt thông tin đến người đối diện và làm tăng hảo cảm của họ với bạn. Vậy, có những cách nào để chúng ta sở hữu giọng nói truyền cảm? Cùng THALIC VOICE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

1. Rèn luyện hơi thở

Bản chất của âm thanh được tạo ra là khi không khí di chuyển làm rung động dây thanh quản. Vì lẽ đó, hơi thở là nền tảng của giọng nói, cung cấp nguồn năng lượng cho giọng nói. Một hơi thở tốt sẽ đóng vai trò:

1. Cung cấp nguồn năng lượng cho giọng nói:

Hơi thở là nguồn năng lượng chính cho việc phát âm. Khi bạn hít vào đủ sâu, cơ hoành sẽ co lại, tạo áp lực lên phổi và đẩy không khí ra ngoài. Lượng khí này sẽ đi qua thanh quản, rung động dây thanh âm và tạo ra âm thanh.

Hơi thở đầy đủ và mạnh mẽ giúp bạn:

  • Phát âm rõ ràng và chính xác hơn.
  • Duy trì âm lượng ổn định trong suốt quá trình nói.
  • Tránh tình trạng hụt hơi, nói ngắt quãng.
  • Có đủ sức để diễn đạt những câu nói dài và phức tạp.

2. Kiểm soát cao độ và âm sắc:

Hơi thở đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cao độ và âm sắc của giọng nói. Khi bạn điều chỉnh lượng khí đi qua thanh quản, bạn có thể thay đổi độ cao thấp của âm thanh. Ví dụ, khi bạn hít vào sâu và nói với lượng khí nhiều, giọng nói của bạn sẽ trầm hơn. Ngược lại, khi bạn hít vào ít khí và nói nhanh, giọng nói của bạn sẽ cao hơn. Hơi thở cũng giúp bạn tạo ra những nốt cao và thấp một cách mượt mà, không bị gượng ép. Ngoài ra, việc điều hòa hơi thở cũng sẽ giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể xem video dưới đây và cùng thực hiện với THALIC VOICE để có hơi thở và tinh thần tốt nhé!

2. Phát âm chuẩn thông qua luyện tập phát âm

Việc phát âm sai sẽ ít nhiều gây ra sự khó chịu thụ động của người nghe và sẽ giảm tính truyền đạt trong giọng nói của bạn. Chính vì vậy, phát âm đúng là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều khía cạnh của việc phát âm trong tiếng Việt mà nhiều người rất dễ gặp phải khi nói:

  • Âm sắc địa phương
  • Ngọng L-N
  • Bẹt âm…
  • Sai âm sắc

Những lỗi phát âm này rất phổ biến ở nhiều địa phương. Việc phát âm sai tuy ít ảnh hưởng đến nội dung truyền đạt nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin của người nghe. Rất nhiều người mắc lỗi phát âm nhưng họ không nhận ra hoặc họ không biết nguyên nhân và cách để sửa các lỗi đó nên rất khó có một phương pháp đúng để khắc phục. Bạn có thể theo dõi series video sửa phát âm của THALIC VOICE trên kênh Youtube của THALIC VOICE hoặc tham gia lớp học LEVEL 1: Sửa phát âm – Luyện nói chuẩn của THALIC VOICE để được các chuyên gia chỉ ra và hỗ trợ khắc phục vấn đề này nhé!

3. Tăng cường vốn từ vựng

Nếu hơi thở là nền tảng của giọng nói thì vốn từ vựng chính là những viên gạch để xây nên bài nói của bạn. Vốn từ cũng một phần thể hiện trình độ, khả năng giao tiếp của bạn. Những người có nhiều vốn từ sẽ dễ dàng thuyết phục người nghe hơn thông qua cuộc nói chuyện của mình. Có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn gia tăng vốn từ vựng, nhưng chủ yếu đến từ những tiếp xúc xã hội, những sự học hỏi, lĩnh hội của bạn với từ vựng thông qua đọc sách, xem phim,… hay bất kì phương pháp nào khác. Một cách sử dụng từ vựng bạn có thể tham khảo là lắng nghe những BTV/ MC khi dẫn chương trình hoặc những cuộc phỏng vấn với những người nổi tiếng, cách sử dụng từ ngữ của họ sẽ rất tinh tế và chiếm được thiện cảm của số đông.

4. Luyện tập ngữ điệu

Ngữ điệu là chìa khóa để truyền tải cảm xúc trong giọng nói. Hãy tập luyện thay đổi ngữ điệu khi nói để thể hiện sự vui vẻ, buồn bã, tức giận,… Ngay cả trong những cuộc giao tiếp thường ngày, bạn hoàn toàn có thể đoán được tâm trạng của người đối diện thông qua ngữ điệu của họ khi nói. Để sở hữu giọng nói truyền cảm, bạn cần phải sử dụng đúng ngữ điệu phù hợp với cảm xúc của nội dung mà bạn đang truyền tải. Việc rèn luyện ngữ điệu là một điều không dễ dàng nếu bạn tự luyện tập, bởi vì sẽ không có một người có khả năng đánh giá và chỉnh sửa.

Khóa học luyện giọng nói nào sẽ phù hợp với bạn?

5. Tốc độ nói

Tốc độ nói đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải cảm xúc. Khi bạn nói chậm rãi, giọng nói của bạn sẽ thể hiện sự nhẹ nhàng, sâu lắng hoặc buồn bã. Ngược lại, khi bạn nói nhanh hơn, giọng nói của bạn sẽ thể hiện sự vui vẻ, phấn khích hoặc tức giận.Luyện tập điều chỉnh tốc độ nói sẽ giúp bạn thể hiện cảm xúc một cách chân thực và sinh động hơn, từ đó tạo sự kết nối với người nghe.

6. Sử dụng ngôn ngữ hình thể

Tuy không phải giọng nói nhưng ngôn ngữ hình thể sẽ góp phần truyền tải nội dung với bài nói của bạn. Khi giao tiếp, người đối diện sẽ tiếp nhận thông tin thông qua nghe và nhìn. Việc thể hiện ngôn ngữ hình thể khi nói sẽ giúp bạn thể hiện được nhiều thông tin hơn mà bạn đang nói.

Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ hình thể khi nói còn làm cuộc nói chuyện/ bài nói của bạn bớt đi sự “nhạt nhẽo” nếu bạn cứ đứng im và giao tiếp. Ngôn ngữ hình thể sẽ gia tăng tính thuyết thuyết phục và tạo ra sự kết nối giữa bài nói của bạn đối với người nghe. Vậy sử dụng ngôn ngữ hình thể thế nào cho chuẩn? Bạn có thể tham khảo trong video dưới đây hoặc tham gia lớp học LEVEL 2: Giọng nói Nâng cao và Ứng dụng trong Giao tiếp để có được huơgns dẫn chi tiết trong việc sử dụng ngôn ngữ hình thể bạn nhé!

7. Tự luyện tập thông qua ghi âm giọng nói của mình

Có thể nhiều người không để ý nhưng khi chúng ta tự nghe âm thanh của bản thân khi nói sẽ có sự khác biệt với âm thanh thật mà chúng ta phát ra. Chính vì vậy, một trong những cách tự luyện tập bạn có thể làm là kết hợp những phương pháp trên với việc tự ghi âm giọng nói của bạn. Nếu bạn có khả năng tự đánh giá và có sự nhạy cảm trong việc phát hiện sự thay đổi trong giọng nói của mình, đây là một phương pháp tốt để rèn luyện giọng nói truyền cảm. Nếu không, bạn hãy tham khảo cách số 8.

8. Tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia

Bạn có thể tự cải thiện giọng nói của mình, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng nếu bạn có những người hỗ trợ có chuyên môn, giọng nói của bạn có thể được cải thiện và phát triển mất ít thời gian và đúng phương pháp hơn. Tại sao lại như vậy:

Thứ nhất, họ đóng vai trò khách quan khi là người nghe. Bạn có thể tự đánh giá về giọng nói của bản thân, tuy nhiên đó là những nhận định chủ quan và phần nào thiếu đi sự chính xác. Khi người khác nghe, họ có thể dễ dàng đưa ra những lời khuyên cho bạn dưới một góc nhìn khách quan hơn

Thứ hai, những chuyên gia trong lĩnh vực giọng nói, giao tiếp, thuyết trình họ đã có một hành trình rèn luyện rất dài để có một giọng nói tốt. Những kiến thức và cách truyền đạt của họ giúp bạn có thể cải thiện rất nhiều giọng nói của mình

THALIC VOICE có giáo viên là những BTV/MC với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Giọng nói, Giao tiếp và nhiều trải nghiệm trong công việc giảng dạy. Chất lượng giảng dạy của THALIC VOICE đã được kiểm chứng với gần 1200 lớp học với gần 30000 học viên.

9. Luyện tập thường xuyên

Giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, giọng nói truyền cảm cũng cần được luyện tập thường xuyên. Hãy dành thời gian mỗi ngày để luyện tập các bài tập để có được giọng nói truyền cảm.

10. Tin tưởng vào bản thân

in tưởng vào bản thân và khả năng của bạn là yếu tố quan trọng nhất để có một giọng nói truyền cảm. Hãy thể hiện bản thân một cách tự tin và thoải mái khi giao tiếp. Sự tự tin của bạn sẽ giúp bạn có khả năng kiểm soát giọng nói của mình một cách tốt hơn, từ đó gia tăng tính truyền cảm trong giọng nói.

Sở hữu giọng nói truyền cảm cần thời gian rèn luyện

Sở hữu một giọng nói truyền cảm không chỉ là bẩm sinh mà còn là kết quả của quá trình rèn luyện và trau dồi. Hy vọng rằng những chia sẻ của THALIC VOICE đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giọng nói và những cách thức để cải thiện nó. Hãy kiên trì luyện tập mỗi ngày, kết hợp với những thói quen tốt để sở hữu một giọng nói truyền cảm, tự tin và thu hút.

Kiến thức liên quan

17 | Th7

BẠN CÓ BIẾT: Chọn lọc thông tin khi lắng nghe trong giao tiếp?

Nghe và nói là 2 thành phần quan trọng trong mỗi cuộc giao tiếp. Để có thể có những câu nói hay, đúng mong muốn...
Xem chi tiết

02 | Th7

Làm sao để đặt câu hỏi hay và đúng?

Biết cách đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng vì nó giúp chúng ta khám phá thông tin, thúc đẩy sự hiểu biết và...
Xem chi tiết

02 | Th7

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu như thế nào?

Lắng nghe không chỉ giúp bạn tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc, mà còn giúp người nghe đưa ra phản hồi cho...
Xem chi tiết

18 | Th6

3 cách xây dựng phong cách giao tiếp cá nhân

Phong cách giao tiếp cá nhân rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta xây dựng và duy trì các...
Xem chi tiết

10 | Th6

Xây dựng networking như thế nào?

Qua việc xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ, chúng ta có thể tiếp cận những thông tin hữu ích, nhận được sự...
Xem chi tiết

17 | Th5

3 BÀI TẬP giúp bạn SỬA NÓI LẮP

Nói lắp là tật rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trôi chảy, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống...
Xem chi tiết

17 | Th5

12 cách giao tiếp giỏi cùng BTV truyền hình

Giao tiếp là một hoạt động mà tất cả mọi người ở tất cả mọi ngành nghề đều thực hiện mỗi ngày. Tuy là một...
Xem chi tiết

23 | Th4

Ngọng L-N hoàn toàn có thể sửa nếu có phương pháp đúng đắn!

Ngọng L-N là một tật phát âm phổ biến ở nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tật phát âm này phổ biến đến mức nhiều...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng