Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE
Giao tiếp bản chất là sự tương tác giữa người nói và người nghe mà hoạt động tương tác chủ yếu là hỏi và trả lời. Câu hỏi trong giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc gợi mở ra những câu chuyện hoặc tương tác với khán giả. Biết cách đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng vì nó giúp chúng ta khám phá thông tin, thúc đẩy sự hiểu biết và tạo ra các cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Đặt câu hỏi đúng cách khuyến khích sự trao đổi ý kiến, giúp làm rõ và đào sâu vào các vấn đề quan trọng. Vậy, chúng ta cần đặt câu hỏi sao cho hay và đúng?
Tại sao khi giao tiếp, đặt câu hỏi hay luôn để lại những điểm cộng với người nghe?
Câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp vì chúng giúp thúc đẩy sự tương tác, tạo sự kết nối và làm rõ thông tin. Đặt câu hỏi không chỉ khuyến khích người khác chia sẻ ý kiến và quan điểm của mình mà còn giúp người hỏi hiểu rõ hơn về vấn đề được thảo luận. Đặt một câu hỏi hay có thể:
- Thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với người nghe. Câu hỏi hay còn giúp bạn ghi điểm tinh tế với họ.
- Khuyến khích sự tương tác của đối phương.
- Tạo ra sự thoải mái nếu bạn hỏi đúng vấn đề. Từ đó, đối phương sẽ thoải mái hơn trong việc đưa ra câu trả lời.
- Tạo được ấn tượng tốt cho bản thân trong khả năng giao tiếp
Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu như thế nào?
Đặt câu hỏi như thế nào cho hay và đúng trọng tâm?
Trước khi đặt câu hỏi, hãy là một người lắng nghe thấu hiểu. Lắng nghe thấu hiểu là quá trình nghe một cách chủ động và tập trung, nhằm hiểu sâu sắc những gì người nói đang truyền đạt, bao gồm cả nội dung, cảm xúc và ý định đằng sau lời nói. Bạn thực sự cần đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu những suy nghĩ của họ, từ đó đặt ra những câu hỏi đúng?
Người đặt câu hỏi hay là người tránh hỏi về những chủ đề nhạy cảm
Với các chủ đề nhạy cảm, bạn không nên hỏi nếu đối phương không phải là người chia sẻ vấn đề đó trước, các chủ đề bạn cần tinh tế trong việc đặt câu hỏi:
- Thu nhập
- Thành tựu cá nhân
- Các mối quan hệ cá nhân và hoàn cảnh gia đình
- Giới tính
- Quan điểm tôn giáo
- Những vấn đề liên quan đến ngoại hình
Đặt câu hỏi xoay quanh những điểm nhấn trong lời chia sẻ của đối phương
Trong một đoạn nói, bạn có thể để ý những chủ đề chính mà đối phương đang muốn nói đến nhiều hơn bằng rất nhiều cách. Ví dụ, họ có thể nhắc đến chủ đề đó liên tục trong đoạn nói của mình; hay cử chỉ gương mặt của họ khi chia sẻ đến chủ đề đó thể hiện sự phấn khích; hay qua việc nhấn nhá những luận điểm quan trọng trong mỗi câu nói,… Rất nhiều cách khác nhau giúp bạn có thể nhận ra được chủ đề chính/ điểm nhấn đó để đặt câu hỏi xung quanh nó.
Khi đã xác định được các điểm nhấn trong lời chia sẻ của đối phương, hãy đặt những câu hỏi mở để khuyến khích họ chia sẻ thêm thông tin và suy nghĩ của mình. Ví dụ, nếu họ nói về một thành tựu quan trọng trong công việc, bạn có thể hỏi: “Bạn có thể kể thêm về những thách thức bạn đã gặp phải khi đạt được thành tựu này không?” Câu hỏi này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình họ đã trải qua mà còn cho họ cơ hội chia sẻ nhiều hơn về kinh nghiệm và cảm xúc của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt các câu hỏi để làm rõ những điểm mà bạn chưa hiểu hoặc muốn biết thêm chi tiết. Ví dụ, nếu đối phương đề cập đến một khái niệm hoặc thuật ngữ mà bạn không quen thuộc, bạn có thể hỏi: “Bạn có thể giải thích thêm về khái niệm đó không?” Câu hỏi này cho thấy bạn đang thực sự lắng nghe và quan tâm đến những gì họ đang nói, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề đang thảo luận. Những câu hỏi như này thực sự phù hợp khi đối phương có chuyên môn trong vấn đề đó nhiều hơn bạn và họ muốn chia sẻ kinh nghiệm đó với bạn.
Bạn KHÔNG THỂ gợi mở câu chuyện bằng những câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là những câu trả lời chỉ có thể trả lời bằng có hoặc không, còn câu hỏi mở là câu hỏi có từ để hỏi và phải trả lời nhiều hơn. Đương nhiên, nếu bạn đang muốn gợi mở câu chuyện, thì các câu hỏi “Tại sao?” “Như thế nào” “Gì?”,… sẽ hữu ích để làm việc đó.
Gợi mở ra một vấn đề khác liên quan đến phần chia sẻ của đối phương
Đừng chỉ hỏi hoặc hỏi liên tục
Chỉ có một hoạt động duy nhất mà việc hỏi liên tục là cần thiết đó là hỏi cung. Ngoài hoạt động đó, việc bạn hỏi liên tục có thể khiến đối phương cảm thấy khó chịu và ức chế. Đôi khi họ cảm giác như mình đang bị “lấy lời khai” chứ không phải đang giao tiếp. Giao tiếp là hỏi và trả lời, nếu đối phương kết thúc câu chuyện mà không đặt lại câu hỏi cho bạn, bạn có thể cảm thán về những thông tin của đối phương và thực sự tinh tế trong việc mở ra một vấn đề mới
Để kỹ năng đặt câu hỏi thành một phản xạ giao tiếp thì cần thời gian
Việc rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi cần thời gian để người học có thể biến nó trở thành một phản xạ nói. Câu hỏi không chỉ là việc đặt một dòng thông tin, mà còn là cách để khám phá sâu hơn, đặt ra giả thuyết và tìm kiếm lập luận hợp lý. Việc này yêu cầu sự nhạy bén trong phân tích và đôi khi cả một quá trình suy nghĩ nhanh. Do đó, THALIC VOICE tin rằng chỉ có thời gian và sự thực hành liên tục mới có thể giúp người học cải thiện được kỹ năng này và trở thành một người giao tiếp hiệu quả.
Các khóa học của THALIC
Hình ảnh lớp học của THALIC