Giao tiếp là một hoạt động mà tất cả mọi người ở tất cả mọi ngành nghề đều thực hiện mỗi ngày. Tuy là một hoạt động thường ngày, nhưng nếu giao tiếp giỏi, bạn sẽ thể hiện được thế mạnh của bản thân và tạo được thiện cảm, sự ngưỡng mộ từ người khác. Vậy, có những cách nào để có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân? Hãy cùng tìm hiểu với các BTV Truyền hình tại THALIC VOICE qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1.Phát âm chuẩn tiếng Việt

    Ngoài ngoại hình, giọng nói có thể tạo ra những sự ấn tượng trong giao tiếp. Những lỗi phát âm có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực trong các cuộc giao tiếp. Ngoài việc khiến người nghe cảm thấy khó chịu, lỗi phát âm có thể làm đối phương ấn tượng không tốt về bạn. 

    Lỗi phát âm có thể chia ra làm rất nhiều loại như: Nuốt âm, bẹt âm, ngọng,… THALIC VOICE đã có những series chữa lỗi phát âm từ Ngọng L-N đến bẹt âm E, A cùng các BTV Truyền hình trên youtube, các bạn có thể tham khảo và luyện tập theo nhé:

    2. Chú ý vào các thanh dấu của mình

      Bất kỳ từ ngữ nào trong tiếng Việt cũng có thanh dấu. Việc cảm nhận thanh dấu đúng có thể giúp bạn nói chuẩn và hay hơn. Kết hợp với việc nhấn nhá, các thanh dấu sẽ biểu thị được những cảm xúc khác nhau qua lời nói.

      3. Hạn chế so sánh một người với một người khác khi giao tiếp

      Khi so sánh một người với một người khác, không chỉ khiến họ bị tổn thương mà còn làm cho họ dằn vặt và tự ti. Tất cả các sự so sánh đều là khập khiễng và việc so sánh sẽ khiến cuộc giao tiếp trở nên rất phiến diện và mang tính bới móc, đánh giá.

      “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời con cá đó sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc”. Việc đưa ra những đánh giá của bản thân cho người khác hoàn toàn có thể là điều tích cực, nếu bạn đưa ra những gợi mở mang tính xây dựng như: Bạn nên làm như thế nào? Bạn đã làm tốt rồi nhưng nếu bạn làm như thế này sẽ tốt hơn,… thay vì: Bạn làm không bằng người A, người B hay những lời chê bai trực tiếp.

      4. Hãy tinh tế trong việc hỏi những chủ đề nhạy cảm

        Có nhiều câu hỏi nhạy cảm mặc dù không phải cố ý nhưng những chủ đề mà người được hỏi không hoàn toàn thoải mái trong việc chia sẻ. Những câu hỏi nhạy cảm có thể gây ra những tổn thương, khó chịu cho người khác thậm chí gây ra những mâu thuẫn.

        Với các chủ đề nhạy cảm, bạn không nên hỏi nếu đối phương không phải là người chia sẻ vấn đề đó trước, các chủ đề bạn cần tinh tế trong việc đặt câu hỏi:

        • Thu nhập
        • Thành tựu cá nhân
        • Các mối quan hệ cá nhân và hoàn cảnh gia đình
        • Giới tính
        • Quan điểm tôn giáo
        • Những vấn đề liên quan đến ngoại hình

        Trừ khi họ là người chủ động chia sẻ, việc bạn hỏi những vấn đề trên có thể biến bạn trở thành một người vô duyên trong mắt họ.

        5. Để giao tiếp giỏi, hãy chú ý đến thời gian cho một lượt nói

        Thông thường, một lượt nói hiệu quả sẽ kéo dài khoảng 1P30S. Tất cả những quan điểm, thông tin sẽ được người nghe tiếp nhận hiệu quả nhất nếu thời gian nói của bạn nằm trong khoảng trên. Chắc hẳn chính bản thân bạn cũng nhiều lần gặp tình trạng không thể ghi nhớ được thông tin mình vừa tiếp xúc. Điều này đến từ vão bộ sẽ dễ dàng bị xao nhãng nếu tiếp nhận quá nhiều thông tin trong cùng một thời điểm.

        Giao tiếp giỏi là khi ta tập thói quen gói gọn thông tin khi nói. Những thông tin đó ngoài ngắn gọn thì cần có những câu chủ đề chính để người nghe có thể tập trung nhiều hơn vào thông tin mà mình truyền đạt.

        Chú ý đến thời gian cho một lượt nói để giao tiếp giỏi, hiệu quả hơn

        6. Nói những điều người khác muốn nghe, chứ đừng nói điều mà mình muốn nói

        Nói cách khác, chúng ta cần đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương trong khi nói. Việc này sẽ giúp gia tăng hiệu quả của cuộc giao tiếp khi bản thân người nói đã tạo ra sự liên kết với người nghe trong câu chuyện của mình. Điều này cần rất nhiều thời gian luyện tập để trở thành một thói quen vì khi nói chúng ta rất dễ bị cảm xúc cá nhân chi phối, dẫn đến việc quá tập trung vào vấn đề của mình.

        7. Sử dụng các câu ca dao, tục ngữ phù hợp trong câu nói

        Các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ là những sản phẩm văn hóa dân gian, được đúc kết từ kinh nghiệm sống và giá trị đạo đức của nhiều thế hệ. Các câu ca dao, tục ngữ thường rất giàu hình ảnh và có giá trị biểu tượng, nó sẽ giúp cho câu nói của chúng ta trở nên: 

        • Giúp lời nói của bạn trở nên chân thực, gần gũi và dễ đi vào lòng người hơn
        • Giúp cho lời nói trở nên sinh động, hấp dẫn và thu hút người nghe hơn
        • Thể hiện sự am hiểu, kiến thức của người nói, tạo được ấn tượng tốt với người nghe

        Chúng ta hoàn toàn có thể tích lũy ca dao, tục ngữ một cách chủ động qua việc đọc, tìm hiểu trên các trang mạng hoặc sách ca dao, tục ngữ Việt Nam. Một người giao tiếp giỏi hay không có thể được đánh giá qua tính hình ảnh qua ngôn ngữ của họ.

        8. Những vị trí không nên đặt tay khi thuyết trình

        • Đút túi quần: Tạo cảm giác kênh kiệu
        • Khoanh tay: Tạo cảm giác khó gần
        • Để tay sau lưng: Tạo cảm giác trịch thượng
        • Tay múa may: Làm bản thân trở nên bối rối, thiếu chuyên nghiệp
        • Chỉ tay: Bất lịch sự, gây ra sự khó chịu với người khác
        Chú ý đến vị trí đặt tay cũng là cách thể hiện sự tinh tế khi giao tiếp giỏi

        9. Mở đầu câu chuyện bằng một nụ cười

        Nụ cười là biểu hiện của sự thân thiện, cởi mở và thiện chí. Khi bạn mở đầu câu chuyện bằng một nụ cười, bạn sẽ tạo ấn tượng ban đầu tích cực với người nghe, khiến họ cảm thấy thoải mái và dễ tiếp thu thông tin hơn. Ngoài ra, nụ cười còn:

        1. Thể hiện sự tự tin:

        • Nụ cười thể hiện sự tự tin và bản lĩnh của người nói. Khi bạn tự tin, bạn sẽ truyền tải thông điệp một cách hiệu quả hơn và dễ dàng thuyết phục người nghe hơn.

        2. Tạo bầu không khí tích cực:

        • Nụ cười có sức lan tỏa mạnh mẽ. Khi bạn nở nụ cười, bạn sẽ tạo ra bầu không khí tích cực và vui vẻ cho cuộc giao tiếp. Bầu không khí tích cực sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp thu thông tin hơn.

        3. Gây thiện cảm và tin tưởng:

        • Nụ cười thể hiện sự chân thành và thiện chí của người nói. Khi bạn nở nụ cười, bạn sẽ dễ dàng gây thiện cảm và tạo dựng lòng tin với người nghe. Lòng tin là yếu tố quan trọng để có một cuộc giao tiếp hiệu quả.
        Nên mở đầu cuộc giao tiếp bằng nụ cười thể hiện giao tiếp giỏi

        10. Rèn luyện tư duy suy luận trong giao tiếp

        Tư duy suy luận là một yếu tố quan trọng của một người giao tiếp giỏi. Tư duy suy luận trong giao tiếp là khả năng sử dụng logic và lý trí để phân tích thông tin, đánh giá các lập luận và đưa ra kết luận hợp lý trong quá trình giao tiếp. Nó bao gồm các kỹ năng sau:

        • Lắng nghe thấu hiểu: Để hiểu rõ thông điệp của người khác, bạn cần tập trung lắng nghe, chú ý đến cả lời nói và ngôn ngữ cơ thể của họ.
        • Phân tích thông tin: Sau khi thu thập thông tin, bạn cần phân tích nó một cách logic và khách quan, tách biệt cảm xúc và ý kiến cá nhân.
        • Xác định các lập luận: Xác định các lập luận chính và phụ trong thông điệp của người khác, đánh giá độ tin cậy và sức thuyết phục của từng lập luận.
        • Đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi phù hợp để thu thập thêm thông tin, làm rõ ý kiến và giải quyết những mâu thuẫn.
        • Suy nghĩ phản biện: Phân tích thông tin một cách khách quan, không thiên vị, xem xét nhiều khía cạnh khác nhau trước khi đưa ra kết luận

        Khi rèn luyện tư duy suy luận một cách thường xuyên, bạn có thể đoán được những ý tưởng sâu xa mà đối phương muốn truyền tải trong câu nói của họ, từ đó có thể đưa ra những phản hồi phù hợp.

        11. Chú ý biểu cảm gương mặt khi lắng nghe người khác nói

        Đây là một việc mà đôi khi do quá tập trung vào câu chuyện mà chúng ta quên mất thể hiện cho người nói biết rằng mình đang tập trung lắng nghe. Việc thể hiện qua cử chỉ gương mặt là một cách để chúng ta “giao tiếp” với người nói, giúp họ cởi mở hơn khi chia sẻ.

        Chú ý biểu cảm gương mặt khi lắng nghe người khác nói trong cuộc giao tiếp

        12. Khi đặt câu hỏi đóng, hãy đặt kèm thêm một câu hỏi mở

        Câu hỏi đóng là loại câu hỏi có thể được trả lời bằng “có” hoặc “không”, hoặc bằng một lựa chọn giới hạn từ trước. Câu hỏi đóng thường được sử dụng để thu thập thông tin cụ thể, kiểm tra sự hiểu biết hoặc xác nhận một điều gì đó. 

        Câu hỏi mở là những câu hỏi đòi hỏi người trả lời phải trả lời nhiều thông tin hơn, thường sử dụng những từ để hỏi: “Cái gì?; Ở đâu?; Tại sao? Như thế nào?;…”

        Trong một vài trường hợp, nếu chúng ta bắt buộc sử dụng câu hỏi đóng để xác nhận thông tin mà vẫn muốn tiếp tục cuộc trò chuyện, chúng ta có thể mở ra thêm một câu hỏi mở khác. Ví dụ như: “Bạn có yêu thích công việc của mình không? Tại sao?”. Tuy nhiên, cần thực sự tinh tế trong việc đặt thêm một câu hỏi mở để không biến không khí nói chuyện trở thành một buổi hỏi cung, tra khảo.

        Để giao tiếp giỏi, chúng ta cần một hành trình

        Nói hay, giao tiếp giỏi sẽ mở ra cho ta rất nhiều cánh cửa cơ hội. Chúng ta hoàn toàn có thể tự tích lũy những kỹ năng giao tiếp qua những trải nghiệm sống của mình. Bạn có thể rút ngắn thời gian luyện tập, phát triển đúng hướng các kỹ năng của bản thân qua việc tham gia các lớp học cùng THALIC VOICE. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có những thông tin để phát triển kỹ năng giao tiếp của mình

        Kiến thức liên quan

        17 | Th7

        BẠN CÓ BIẾT: Chọn lọc thông tin khi lắng nghe trong giao tiếp?

        Nghe và nói là 2 thành phần quan trọng trong mỗi cuộc giao tiếp. Để có thể có những câu nói hay, đúng mong muốn...
        Xem chi tiết

        02 | Th7

        Làm sao để đặt câu hỏi hay và đúng?

        Biết cách đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng vì nó giúp chúng ta khám phá thông tin, thúc đẩy sự hiểu biết và...
        Xem chi tiết

        02 | Th7

        Rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu như thế nào?

        Lắng nghe không chỉ giúp bạn tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc, mà còn giúp người nghe đưa ra phản hồi cho...
        Xem chi tiết

        18 | Th6

        3 cách xây dựng phong cách giao tiếp cá nhân

        Phong cách giao tiếp cá nhân rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta xây dựng và duy trì các...
        Xem chi tiết

        10 | Th6

        Xây dựng networking như thế nào?

        Qua việc xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ, chúng ta có thể tiếp cận những thông tin hữu ích, nhận được sự...
        Xem chi tiết

        17 | Th5

        3 BÀI TẬP giúp bạn SỬA NÓI LẮP

        Nói lắp là tật rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trôi chảy, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống...
        Xem chi tiết

        11 | Th5

        10 phương pháp giúp bạn sở hữu giọng nói truyền cảm hơn

        Ngoài ngoại hình, giọng nói là một yếu tố rất dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác khi tiếp xúc. Rất nhiều người...
        Xem chi tiết

        08 | Th4

        BẠN ĐANG KHÔNG THỂ TỰ TIN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG?

        Nỗi sợ hãi trước đám đông là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Nỗi sợ hãi này có thể biểu hiện...
        Xem chi tiết

        Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
        Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
        Trân trọng,
        Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

        Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
        vui lòng kiểm tra lại

        Đóng