Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE
Nhiều người vẫn có cảm giác áp lực trước các buổi phỏng vấn. Họ lúng túng, bối rối và liên tục bị nhà tuyển dụng bắt bí. Đặc biệt là đối những bạn lần đầu phỏng vấn xin việc, chưa có kinh nghiệm. Vậy để các bạn vượt qua nỗi lo lắng này thì THALIC VOICE sẽ chỉ cho bạn những mẹo giúp bạn tự tin khi trả lời phỏng vấn xin việc, tránh phạm phải sai lầm không đáng có.
1. Chú ý giờ giấc
Đúng giờ luôn nguyên tắc cơ bản nhất mà bạn cần đặc biệt lưu ý khi tham gia buổi phỏng vấn. Sẽ không bất kỳ nhà tuyển dụng nào có cái nhìn thiện cảm với một ứng viên đi muộn. Bởi điều này sẽ thể hiện rằng bạn thiếu khả năng quản trị bản thân cũng như quản lý thời gian, ảnh hưởng lớn đến công việc sau này.
Khi tham gia các buổi phỏng vấn đặc biệt đối với lần đầu phỏng vấn xin việc bạn cần chuẩn bị thật tốt mọi thứ, và lưu ý rằng nếu có thể hãy đến trước từ 10 đến 15 phút trước giờ hẹn để chuẩn bị cho mình tâm thế tốt nhất. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ con đường đến công ty và đến đúng thời gian phỏng vấn.
Hãy nhớ rằng, việc đến đúng thời điểm phỏng vấn sẽ thể hiện sự chuẩn bị và thái độ chuyện nghiệp của bạn cũng như không làm mất thời gian đôi bên. Bạn nên đề phòng trước các tình huống phát sinh có thể xảy ra như sự cố, tắc đường hoặc không tìm ra địa chỉ,…
2. Chỉn chu trong trang phục sẽ đem lại sự tự tin
Vẻ bề ngoài luôn là yếu tố giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, trước khi phần trả lời phỏng vấn xin việc bắt đầu. Cho dù bạn có giỏi hay dày dặn kinh nghiệm đến đâu nhưng những ấn tượng đầu tiên như trang phục không được là thẳng, quần đùi áo thun,… sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không mấy thiện cảm về bạn và cho rằng bạn thiếu sự chuyện nghiệp, không coi trọng công ty.
Tuy vẻ bề ngoài không phải là tất cả, nhưng nó lại ghi điểm mạnh mẽ trong lòng của người phỏng vấn. Do đó, trước khi tham gia buổi trả lời phỏng vấn xin việc, bạn cần tìm hiểu kỹ về môi trường văn hóa của công ty ứng tuyển để lựa quần áo khôn khéo. Sự lựa chọn an toàn nhưng không đơn điệu, đem đến cảm giác trang trong lịch sự mà bạn có thể thử là những phục trang có màu trung tính như đen, trắng, xám hoặc các màu nude như be, kem,..
Dẫu biết rằng mỗi người sẽ có những cách ăn mặc khác nhau phù hợp với tính cách hay sở thích cá nhân. Nhưng cũng đừng vì thế mà chọn những trang phục thiếu tinh tế hay không phù hợp với nơi công sở trong lần đầu tiên phỏng vấn xin việc. Quá sơ sài, không đủ trang trọng hay quá phô trương, lòe loẹt đều tạo ấn tượng không tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Những trang phục gọn gàng, chỉnh tề thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc của bạn đối với công ty và cả công việc mà bạn đang ứng tuyển sẽ tạo thiện cảm lớn cho người đối diện.
3. Trả lời phỏng vấn một cách chuyên nghiệp, thể hiện được sự tự tin
Ngôn ngữ hình thể sẽ mang đến sự tự tin khi tham gia phỏng vấn xin việc. Theo nghiên cứu, ngôn ngữ hình thể chiếm tới 55% cuộc trò chuyện. Vì vậy hãy liên tục truyền tải bằng ngôn ngữ hình thể sao cho người nghe có thể hiểu rõ ràng và chính xác nhất những điều mà bạn muốn nói.
Và nếu bạn còn không tự tin thể hiện ngôn ngữ hình thể của mình hay quá lúng túng không biết cách sử dụng cơ thể trong giao tiếp như thế nào cho phù hợp. Thì hãy tham khảo ngay khóa học về ngôn ngữ hình thể cùng với nhiều kỹ năng giao tiếp khác tại THALIC VOICE.
3.1. Tích cực, thoải mái khi phỏng vấn
Đối với những bạn tham gia trả lời phỏng vấn và đặc biệt là lần đầu phỏng vấn xin việc, các bạn thường sẽ có tâm trạng lo sợ bản thân sẽ bị mất điểm bởi những thiếu sót trong kinh nghiệm làm việc. Hầu hết mọi người đều quên rằng trong công việc thì thái độ quan trọng hơn trình độ và sự phù hợp được đặt lên hàng đầu. Chính sự lúng túng, tự ti mới là nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao bạn.
Do đó, hãy nhìn thẳng và mỉm cười nhiều nhất có thể trong suốt quá trình phỏng vấn xin việc. Nụ cười sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực, thể hiện sự tự tin của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Và chỉ cần vượt qua được 15 giây đầu tiên, bạn có thể thoải mái bộc lộ hết tiềm năng của mình. Hơn nữa, nụ cười sẽ làm buổi phỏng vấn trở nên được thoải mái và bớt căng thẳng hơn. Người tuyển dụng sẽ cảm nhận được ở bạn vẻ thân thiện cùng sự quan tâm với công việc này.
3.2. Trình bày thông tin rõ ràng rành mạch trong khi trả lời phỏng vấn xin việc
Không cần phải có một giọng nói quá hay, truyền cảm vì đấy là năng khiếu bẩm sinh mỗi người. Tuy nhiên một giọng nói phải chậm rãi, rõ ràng, đặc biệt không được mắc những các lỗi phát âm cơ bản như về âm sắc, ngọng n,l,… Những điều ấy sẽ giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin bạn muốn truyền tải. Từ đó, bạn sẽ tránh được trường hợp mọi người bị hiểu sai câu từ mà bạn muốn nói cũng như giúp nhà tuyển dụng đỡ phải hỏi lại nhiều lần gây gián đoạn cuộc phỏng vấn.
Trước buổi phỏng vấn:
Chuẩn bị kỹ lưỡng các thông tin sau:
- Hiểu rõ về công ty và vị trí ứng tuyển: Nghiên cứu kỹ về sứ mệnh, giá trị, văn hóa công ty, sản phẩm/dịch vụ, mô tả công việc, yêu cầu ứng viên,…
- Luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp: Chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến như “Hãy giới thiệu bản thân”, “Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này?”, “Điểm mạnh/yếu của bạn là gì?”,…
- Dự đoán các câu hỏi phỏng vấn: Dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết về công ty, hãy dự đoán những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn và chuẩn bị câu trả lời phù hợp. Điều này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau
- Sắp xếp thông tin logic: Sắp xếp thông tin mà bạn muốn trình bày một cách logic và dễ hiểu.
Trong buổi phỏng vấn:
- Nói chuyện rõ ràng và rành mạch: Sử dụng giọng nói to, rõ ràng và nói chậm rãi để đảm bảo nhà tuyển dụng có thể nghe và hiểu rõ những gì bạn nói.
- Tránh nói lan man: Hãy tập trung vào những thông tin quan trọng và liên quan đến câu hỏi của nhà tuyển dụng.
- Sử dụng ví dụ cụ thể: Sử dụng những ví dụ cụ thể để minh họa cho câu trả lời của bạn.
- Tránh sử dụng quá nhiều ngôn ngữ chuyên ngành: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu để mọi người đều có thể hiểu được.
- Giao tiếp bằng mắt: Duy trì giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng trong suốt buổi phỏng vấn.
- Trả lời câu hỏi một cách trung thực và chân thành: Tránh nói dối hoặc vòng vo, hãy tập trung vào những thông tin quan trọng và thể hiện sự am hiểu của bạn về công việc.
4. Chuẩn bị sẵn nội dung trả lời phỏng vấn xin việc
4.1. Câu giới thiệu bản thân khi trả lời phỏng vấn xin việc
Trước khi trả lời phỏng vấn xin việc hãy nên chủ động giới thiệu đôi nét bản thân mình trước. Hãy nêu bật sở trường và những thành quả bạn đã đạt trong công việc trước đó và hãy cố gắng nói những điều không có trong CV của bạn. Điều này chính là tiêu chí đánh giá cũng như gây ấn tượng mạnh mẽ trong phần trả lời phỏng vấn xin việc của bạn.
Vậy để có được thiện cảm và ghi điểm từ các câu hỏi phỏng vấn xin việc thì cần phải làm thế nào?. Đầu tiên bạn cần có một mục giới thiệu bản thân ấn tượng, ngoài các thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, các ứng viên cần làm nổi bật sở trường và một số thành quả bạn đạt được trong các công việc trước đó. Đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên.
Hãy đảm bảo rằng các vấn đề khi giải thích trong quá trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu gói gọn trong 2 phút, tránh nói dài dòng, miên. Hãy luyện tập trả lời những câu hỏi phỏng vấn để chúng trở thành một phản xạ tự nhiên của bạn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách trả lời khi chưa có kinh nghiệm.
4.2. Chuẩn bị trước những câu trả lời cho các câu hỏi khó của nhà tuyển dụng
Dựa trên những kinh nghiệm đã có của bạn, hoặc học hỏi từ chia sẻ của những HR, bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch cho các kịch bản bị hỏi trúng các câu hỏi bất ngờ. Những câu hỏi này thường rất đặc biệt và phải thật sự khéo léo để có thể đạt được điểm cao trong mắt của HR. Mục đích của những câu hỏi bất ngờ khi phỏng vấn tuyển dụng thường không tập trung vào tìm hiểu về năng lực chuyên môn của ứng viên, mà thường xem cách ứng viên thể hiện kỹ năng xử lý vấn đề, đó có thể là các câu hỏi như:
- “Nếu được nhận, bạn có cam kết mình gắn bó với công việc này lâu dài không?”
- “Nếu ngay khi vào công ty dự án bạn đảm nhiệm gặp thất bại, bạn sẽ xử lí như thế nào?”
- “Bạn tưởng tượng như thế nào về hình ảnh bản thân trong 3 năm tới?”
- “Với những thông tin đã có, bạn muốn thay đổi gì khi đến với công ty của chúng tôi?”
Đây thường là những câu hỏi mở và thường không có một công thức cụ thể để trả lời những câu hỏi như thế này. Tuy nhiên, một lưu ý rằng khi nhà tuyển dụng đã đặt cho bạn những câu hỏi thực sự sâu và thách thức, có lẽ bạn đang rất gần với việc trúng tuyển. Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị thật kỹ những gì mình có thể trình bày khi đối diện với những tình huống khó này nhé!
4.3. Chuẩn bị sẵn các câu hỏi cho HR
Trong mọi buổi phỏng vấn xin việc, khi kết thúc nhà tuyển dụng luôn sẽ hỏi bạn rằng: “Bạn có câu hỏi nào dành cho công ty hay không?”. Nếu không đặt câu hỏi ngược lại cho họ, chắc chắn bạn sẽ gây thất vọng và làm ảnh hưởng đến cơ hội của mình. Phỏng vấn giúp cho đôi bên hiểu rõ về nhau, từ đó tiến tới hợp tác lâu dài. Không nghĩ được câu hỏi nào có nghĩa bạn thiếu chủ động với vị trí ứng tuyển.
Với câu hỏi này, bạn hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi ngược lại người phỏng vấn. Hãy yêu cầu họ giải thích cặn kẽ chi tiết hơn về môi trường làm việc, quy trình giữa các phòng ban, thách thức lớn nhất của vị trí tuyển… Đây là những câu hỏi giá trị giúp đánh giá mức độ phù hợp giữa bạn và công ty.
Bạn hãy nhớ rằng, điều quan trọng cần có đó là chính mình. Vì dù có nắm bắt được bao nhiêu bí kíp giúp ghi điểm trong mắt người phỏng vấn. Thì điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất vẫn là năng lực làm việc cũng như đạo đức nghề nghiệp của bạn.
Và trên đây là top 4 tips trả lời phỏng vấn xin việc mà bạn cần biết mà THALIC VOICE đã tổng hợp và gửi đến bạn. Với phong thái tự tin cùng sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp cho buổi phỏng vấn của bạn thành công.
Các khóa học của THALIC
Hình ảnh lớp học của THALIC