Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE
Nghe và nói là 2 thành phần quan trọng trong mỗi cuộc giao tiếp. Để có thể có những câu nói hay, đúng mong muốn của đối phương và nhận được sự đồng cảm thì trước tiên bạn cần biết đối phương đang muốn nghe gì. Việc chọn lọc những thông tin quan trọng trong những lời chia sẻ của người nói là cách để bạn nhận ra được chủ đề chính, ngụ ý và những thông điệp mà họ muốn truyền tải. Vậy, chọn lọc thông tin khi lắng nghe trong giao tiếp như thế nào?
Chọn lọc thông tin, không phải là không nghe toàn bộ câu chuyện
Chúng ta không nên lầm tưởng rằng chọn lọc thông tin là chúng ta chỉ cần nghe một vài thông tin trong lời chia sẻ của đối phương, đó là một cách hiểu sai lầm. Trong bài viết: Rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu như thế nào? đã đề cập đến việc chúng ta cần lắng nghe thấu hiểu để có được cái nhìn toàn diện về thông tin từ người nói.
Việc lắng nghe toàn bộ câu chuyện giúp bạn có cái nhìn tổng quát về các mong muốn, thông tin mà đối phương đưa ra. Trong môi trường công việc và giao tiếp với cấp trên, điều này lại đặc biệt quan trọng. Nhiều người trong số họ đưa ra thông tin một cách cực kì có chọn lọc. Vì vậy, ngoài việc nhận ra chủ đề chính, chúng ta cũng cần thực sự tập trung trong khi nghe.
Nhận diện chủ đề chính, chọn lọc thông tin khi lắng nghe như thế nào?
Đầu tiên, hãy tập trung vào các từ khóa và cụm từ quan trọng. Khi người khác nói, hãy chú ý đến những từ và cụm từ được lặp lại hoặc nhấn mạnh, vì chúng thường liên quan đến chủ đề chính. Ví dụ, trong một cuộc họp về dự án, những từ như “tiến độ”, “ngân sách”, và “nguồn lực” có thể là những từ khóa cần lưu ý. Điều này thường xuyên xảy ra trong các cuộc họp Công ty. Việc bạn cần làm là chuẩn bị trước, tìm hiểu về những thông tin có thể được đưa ra trong cuộc họp. Sự chuẩn bị đó sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra những thông tin, chủ đề chính trong cuộc họp đó.
Thứ hai, hãy xác định mục đích của cuộc trò chuyện hoặc bài nói. Biết được mục tiêu của người nói sẽ giúp bạn dễ dàng nhận diện những thông tin quan trọng. Nếu mục tiêu là để giải quyết một vấn đề cụ thể, hãy chú ý đến những giải pháp được đề xuất. Nếu mục tiêu là để truyền đạt thông tin mới, hãy tập trung vào những điểm mới mẻ và quan trọng nhất.
Cuối cùng, hãy thực hành kỹ năng tóm tắt. Sau khi lắng nghe, hãy thử tóm tắt lại những gì bạn đã nghe để kiểm tra xem bạn có nắm bắt đúng chủ đề chính và thông tin quan trọng hay không. Việc này không chỉ giúp bạn củng cố lại kiến thức mà còn cải thiện khả năng chọn lọc thông tin trong những lần tiếp theo. Hãy ghi chú lại những điểm chính để dễ dàng theo dõi và nhớ lâu hơn. Việc này gần giống với việc bạn luyện nghe tiếng Anh, bạn có thể thực hành bằng cách lắng nghe bài nói của một diễn giả bất kỳ, sau đó tóm tắt và mô tả lại những lời chia sẻ đó, khả năng chọn lọc thông tin khi lắng nghe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Các khóa học của THALIC
Hình ảnh lớp học của THALIC