Giao tiếp là sự tương tác 2 chiều, đương nhiên sẽ có người nói và người nghe. Chính vì vậy, việc lắng nghe trong giao tiếp cũng là một kỹ năng mà chúng ta cần phải luyện tập, đặc biệt là khả năng lắng nghe thấu hiểu. Lắng nghe không chỉ giúp bạn tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc, mà còn giúp người nghe đưa ra phản hồi cho những câu hỏi của người nói. Vậy, chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu như thế nào?

Các cấp độ của kỹ năng lắng nghe

Chắc hẳn bạn đã ít nhiều biết về các cấp độ của lắng nghe. Thông thường, lắng nghe được chia làm các cấp độ như sau

Lắng nghe phớt lờ:

  • Đặc điểm: Người nghe chỉ chú ý đến những yếu tố bề ngoài như âm thanh, ngữ điệu của người nói mà không tập trung vào nội dung thực sự.
  • Hành vi: Thường gật đầu, cười hoặc đáp lại một cách tự động mà không thực sự hiểu hoặc quan tâm đến thông điệp của người nói.

Lắng nghe chọn lọc

  • Đặc điểm: Người nghe chỉ chú ý đến một phần của thông tin mà họ quan tâm hoặc cảm thấy có liên quan, bỏ qua những phần còn lại.
  • Hành vi: Chỉ ghi nhớ những điểm chính hoặc những gì họ muốn nghe, dễ dẫn đến hiểu lầm hoặc bỏ sót thông tin quan trọng.

Lắng nghe chú tâm

  • Đặc điểm: Người nghe thực sự tập trung vào những gì người nói, cố gắng hiểu và ghi nhớ thông tin.
  • Hành vi: Thường đặt câu hỏi để làm rõ, nhắc lại hoặc tóm tắt lại thông tin để xác nhận sự hiểu biết đúng đắn.

Lắng nghe thấu hiểu

  • Đặc điểm: Người nghe không chỉ hiểu nội dung mà còn cố gắng hiểu được cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm của người nói. Đặt vị trí của bản thân vào người nói
  • Hành vi: Đáp lại một cách nhạy bén với cảm xúc của người nói, thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu.

Lắng nghe thấu hiểu là cấp độ cao nhất của lắng nghe. Theo đó, quá trình lắng nghe không chỉ để hiểu nội dung của thông điệp mà còn để hiểu cảm xúc, ý định và suy nghĩ ẩn sau những lời nói đó. Lắng nghe thấu hiểu bao gồm cả việc chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, tông giọng và cảm xúc của người nói.

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu như thế nào?

Giao tiếp với nhiều người ở nhiều lĩnh vực

Giao tiếp với nhiều người giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu vì nó tạo ra môi trường phong phú và đa dạng về quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc. Khi tiếp xúc với nhiều người, ta phải đối mặt với các tình huống giao tiếp khác nhau, từ đó học cách hiểu và đáp ứng các nhu cầu giao tiếp đa dạng. Mỗi người có cách diễn đạt và biểu hiện cảm xúc riêng, đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh cách lắng nghe sao cho phù hợp. Qua quá trình này, ta sẽ dần cải thiện khả năng tập trung, không phán xét và đồng cảm với người khác

Mở rộng vốn kiến thức đa dạng về nhiều lĩnh vực

Trong giao tiếp, nếu bạn tiếp xúc với một người khác lĩnh vực thì câu chuyện của cả 2 sẽ đi vào ngõ cụt nếu không tìm được điểm chung. Chắc hẳn nhiều người đã từng gặp tình huống rằng đối phương rất mở lòng chia sẻ về vấn đề của họ, tuy nhiên mình không thể đưa ra phản hồi nào ngoài việc “à”, “ờm”,… Việc có nhiều kiến thức, dù chỉ là một chút của đa dạng lĩnh vực cũng có thể “cứu” bạn trong nhiều cuộc giao tiếp

Học cách chọn lọc thông tin 

Trong khi lắng nghe, bạn có thể hoàn toàn đoán được thông điệp mà đối phương muốn truyền tải thông qua những sự nhấn nhá, nhắc lại của đối phương ở một vài từ nào đó. Các từ này sẽ là mấu chốt để mở ra những câu chuyện phía sau. Để nhận ra chúng, bạn cần thực sự tập trung vào những cử chỉ, sự thay đổi tone giọng của đối phương.

Kỹ năng lắng nghe thể hiện bạn là một người có kỹ năng giao tiếp

Câu nói “Có người nói thì phải có người nghe” là một câu nói đúng phản ánh hai mặt của giao tiếp là nghe và nói. Để nói hay thì bạn cần là một người nghe tốt. Một người nói lan man rất nhiều thông tin sẽ không bằng một người nói ít nhưng đúng trọng tâm của câu chuyện. Để làm được, bạn cần thực sự lắng nghe thấu hiểu. Hi vọng qua bài viết này, THALIC VOICE có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.

Kiến thức liên quan

17 | Th7

BẠN CÓ BIẾT: Chọn lọc thông tin khi lắng nghe trong giao tiếp?

Nghe và nói là 2 thành phần quan trọng trong mỗi cuộc giao tiếp. Để có thể có những câu nói hay, đúng mong muốn...
Xem chi tiết

02 | Th7

Làm sao để đặt câu hỏi hay và đúng?

Biết cách đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng vì nó giúp chúng ta khám phá thông tin, thúc đẩy sự hiểu biết và...
Xem chi tiết

18 | Th6

3 cách xây dựng phong cách giao tiếp cá nhân

Phong cách giao tiếp cá nhân rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta xây dựng và duy trì các...
Xem chi tiết

18 | Th6

Bạn là người hướng nội và hướng ngoại?

Những người hướng nội thường tìm thấy năng lượng và sự thoải mái trong không gian riêng tư, thích suy ngẫm và tận hưởng sự...
Xem chi tiết

10 | Th6

Xây dựng networking như thế nào?

Qua việc xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ, chúng ta có thể tiếp cận những thông tin hữu ích, nhận được sự...
Xem chi tiết

17 | Th5

3 BÀI TẬP giúp bạn SỬA NÓI LẮP

Nói lắp là tật rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trôi chảy, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống...
Xem chi tiết

17 | Th5

12 cách giao tiếp giỏi cùng BTV truyền hình

Giao tiếp là một hoạt động mà tất cả mọi người ở tất cả mọi ngành nghề đều thực hiện mỗi ngày. Tuy là một...
Xem chi tiết

11 | Th5

10 phương pháp giúp bạn sở hữu giọng nói truyền cảm hơn

Ngoài ngoại hình, giọng nói là một yếu tố rất dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác khi tiếp xúc. Rất nhiều người...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng