Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE
Hội chứng FOMO đưa ta vào một thế giới không ngừng so sánh và cảm thấy áp đặt. Sợ rằng nếu không tham gia vào mọi hoạt động, chúng ta sẽ lỡ mất điều gì đó quan trọng, làm chúng ta luôn ở trạng thái lo lắng và căng thẳng. Tưởng tượng, sự tự tin và trí tưởng tượng của chúng ta bị hạn chế bởi những hình ảnh và thông tin trên mạng xã hội, tạo ra một trạng thái liên tục so sánh và đánh giá bản thân dựa trên cuộc sống của người khác.
Hội chứng Fomo là gì?
Hội chứng Fomo (Fear Of Missing Out) hay hội chứng sợ bị bỏ lỡ là chứng sợ hãi, khiến cho bản thân mất cơ hội trải nghiệm sự hấp dẫn, thú vị trong cuộc sống. Những người bị hội chứng này luôn muốn cập nhật thông tin về người khác xem họ đang làm gì. Điều này đã làm cho họ lúc nào cũng có cảm giác những người xung quanh mình hạnh phúc, may mắn hơn.
Hội chứng Fomo được biết đến lần đầu tiên vào năm 1996 bởi tiến sĩ Dan Herman. Ông đã nghiên cứu một số đối tượng khách hàng và nhận ra một điều đặc biệt. Hầu hết họ đều có xu hướng mua sản phẩm từ những thương hiệu mới thay vì trung thành với một nhãn hàng cụ thể.
Nguyên nhân gây hội chứng Fomo
Hội chứng Fomo có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Do thiếu hạnh phúc
Những người có cuộc sống ảm đạm, không hạnh phúc thường tìm kiếm niềm vui và khỏa lấp nỗi buồn trên mạng xã hội. Họ luôn muốn có được hạnh phúc giống như mọi người xung quanh mình. Vì thế, họ thường xuyên cảm thấy lạc lõng và luôn cầm điện thoại để kiểm tra mọi thông tin bất cứ khi nào rảnh rỗi.
Do thiếu sự tự tin
Hội chứng tâm lý Fomo khiến bản thân người mắc luôn cảm thấy mình là người thấp kém và không có đủ tự tin để đối mặt với mọi thứ. Họ không đề cao mình trong bất kỳ tình huống nào nên đôi lúc sẽ có những hành động khó kiểm soát.
Do sự so sánh
Hội chứng Fomo khiến người mắc lúc nào cũng lo sợ người khác làm được những việc mà mình chưa bao giờ trải qua. Nỗi sợ này luôn ám ảnh bản thân họ phải tìm hiểu về những thông tin liên quan đến người khác.
Khi tiếp nhận quá nhiều thông tin của người khác khiến bản thân họ luôn phải so sánh. Nếu tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý. Thậm chí, việc tạo áp lực cho bản thân kéo dài có thể gây nên chứng bệnh nặng hơn đó là trầm cảm.
Biểu hiện của hội chứng Fomo
Nguyên nhân của hội chứng Fomo là gì đã được phân tích khá chi tiết. Vậy biểu hiện của hội chứng này là như thế nào? Các bạn có thể tham khảo một số biểu hiện chính sau:
Luôn đưa ra câu trả lời chung chung
Người mắc hội chứng Fomo thường lo sợ điều gì đó nên hầu hết các câu trả lời không rõ ràng, cụ thể mà thiên theo hướng mở. Họ sợ mình bị thiệt thòi nên không bao giờ từ chối bất cứ việc gì. Vì thế, trong tất cả các công việc, họ luôn nói có mặc dù không biết bản thân có thực hiện được hay không.
Thường xuyên kiểm tra điện thoại
Hiểu được hội chứng Fomo là gì sẽ giúp bạn biết được tại sao những người mắc bệnh thường xuyên kiểm tra điện thoại lại là triệu chứng của bệnh. Họ sợ bỏ lỡ những thông tin hot trên mạng nên thường xuyên xem thông báo và luôn giữ điện thoại bên mình. Đây cũng là yếu tố tâm lý chung của đa số giới trẻ hiện nay.
Mua sắm vô tội vạ
Bắt nguồn từ nỗi lo sợ bản thân không bắt kịp xu hướng mà người mắc hội chứng Fomo luôn mua sắm một cách khó kiểm soát. Ngay cả khi không có nhu cầu, họ vẫn muốn mình sở hữu những sản phẩm, dịch vụ bằng bất kỳ giá nào.
Cảm thấy thiếu sót nếu bỏ lỡ một sự kiện nào đó
Người mắc hội chứng tâm lý Fomo sẵn sàng tham gia bất kỳ cuộc vui nào mặc dù bản thân không thực sự quan tâm và không hẳn là thích. Việc tham gia chủ yếu là để xem có thực sự ý nghĩa với mình hay không và không muốn trở thành kẻ ngoài cuộc.
Ngoài ra, người mắc Fomo sẽ thấy hụt hẫng, buồn và tủi thân khi nhìn thấy mọi người đăng ảnh đi chơi, đi du lịch hay bất kỳ cuộc vui nào mà không có sự xuất hiện của mình.
Cách cải thiện hội chứng Fomo
Để cải thiện hội chứng Fomo đòi hỏi người mắc cần kiềm chế cảm xúc của bản thân. Bằng cách:
- Đưa ra mục tiêu và tập trung cao độ để hoàn thành tốt.
- Suy nghĩ tích cực thay vì những quan điểm tiêu cực trong bất kỳ tình huống nào.
- Theo dõi những suy nghĩ tiêu cực của bản thân bằng cách viết vào nhật ký. Việc ghi chép lại sẽ giúp đánh giá tần suất trải qua những cảm xúc đó và có hướng cải thiện trong thời gian tới.
- Nên tránh xa thiết bị công nghệ hoặc tắt mọi chế độ thông báo tạm thời. Thời gian này, có thể đọc sách, nấu ăn hay làm những việc có ý nghĩa với bản thân. Khi không còn chú ý đến điện thoại, người mắc sẽ dần thoát khỏi hội chứng tâm lý Fomo và trở nên tự tin hơn với những gì diễn ra xung quanh.
- Tập thói quen hài lòng và biết ơn mọi thứ. Điều này sẽ giúp người mắc vui tươi và hạnh phúc hơn ở cuộc sống hiện tại.
Kết luận
Chúng ta cũng cần nhìn nhận hội chứng FOMO như là một cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Việc nhìn nhận và kiểm soát lo lắng này giúp chúng ta tập trung vào những trải nghiệm thực tế và giá trị thực sự trong cuộc sống, thay vì chỉ là những khao khát không thể đáp ứng được. THALIC hi vọng bạn hãy học cách đánh giá giá trị thực sự của những trải nghiệm và kỷ niệm, và chấp nhận rằng sự hạnh phúc thực sự không nằm trong việc so sánh mình với người khác, mà là việc yêu thương và chấp nhận bản thân mình trong tình huống hiện tại.
Các khóa học của THALIC
Hình ảnh lớp học của THALIC