Những biểu hiện như: luôn cảm thấy bi quan về cuộc sống, mất hứng thú với mọi hoạt động xung quanh… xuất hiện ở những trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 17 thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy con em bạn đang bị trầm cảm tuổi dậy thì. Nếu không được phát hiện kịp thời và có những phương pháp can thiệp sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và cuộc sống của người bệnh. Cùng THALIC VOICE tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết về căn bệnh trầm cảm tuổi dậy thì cũng như lời khuyên cho bậc cha mẹ có con đang gặp tình trạng này.

1. Trầm cảm tuổi dậy thì là gì?

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ nhỏ đến những người lớn tuổi. Tuy nhiên theo các chuyên gia cho rằng, đối tượng trẻ em đang bước vào độ tuổi dậy thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với thông thường.

Ở giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ bắt đầu hình thành cũng như phát triển toàn diện về mọi mặt từ tinh thần, thể chất, tư duy, trí tuệ cũng như cảm xúc. Do vậy, khi gặp phải căn bệnh nguy hiểm này rất dễ khiến sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ bị giảm sút.

2. Nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm tuổi dậy thì

Trầm cảm tuổi dậy thì có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Và việc xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị trầm cảm cho trẻ. Một số nguyên nhân thường gặp như:

2.1. Cảm thấy thiếu sự đồng cảm

Tuổi dậy thì chính là giai đoạn nhạy cảm nhất ở trẻ. Vì vậy mà hơn bao giờ hết, lúc này trẻ cần sự quan tâm và đồng cảm từ cha mẹ cũng như những người thân yêu nhất. Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian mà trẻ bắt đầu sự thay đổi nhanh chóng về ngoại hình, nhận thức, cảm xúc cũng như hành vi của bản thân. Nếu trẻ không được trang bị đầy đủ kiến thức sẽ dễ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Đây cũng chính là nguyên nhân thường gặp khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm tuổi dậy thì.

2.2. Gặp những áp lực, căng thẳng từ học tập

Những trẻ đang ở độ tuổi dậy thì sẽ thường gặp phải những khó khăn, áp lực đến từ việc thi cử, học tập. Không những thế một số bậc phụ huynh lại đặt quá nhiều kỳ vọng vào các em, vô tình tạo nên những áp lực vô hình cho trẻ. Trẻ sẽ thường phải đối mặt với các mục tiêu quá lớn, luôn phải cố gắng để đạt được thành tích cao nhất khiến trẻ không được thoải mái, lo lắng và áp lực.

Trong trường hợp này, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến trẻ dần thu mình lại, khép kín, cảm thấy bi quan trong cuộc sống. Đặc biệt là những lúc mà trẻ không đạt được những gì mà người khác kỳ vọng, trẻ sẽ thấy mình kém cỏi và tự ti, mất niềm tin vào chính bản thân mình.

2.3. Do hormone thay đổi

Các chuyên gia cho biết rằng, ở lứa tuổi từ 11 đến 14 tuổi sẽ xuất hiện những sự thay đổi về nồng độ hormone bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi này đã ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc cũng như suy nghĩ của trẻ. Ngoài ra, nếu nồng độ hormone tuyến giáp và cortisol bị thay đổi đột ngột cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm tuổi dậy thì.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì

3. Nên làm gì để giúp trẻ không bị rơi vào tình trạng trầm cảm tuổi dậy thì

Phòng bệnh luôn hiệu quả và ít tốn kém công sức cũng như thời gian hơn việc chữa bệnh. Nếu có thể bố mẹ hãy để tâm và áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa căn bệnh trầm cảm tuổi dậy thì cho con em mình nhé:

3.1. Luôn là người bạn lắng nghe trẻ nói

Nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm tuổi dậy thì là trẻ cảm thấy bị áp lực cũng như không thể chia sẻ những vấn đề mình gặp phải. Dần dần trẻ sẽ thu mình lại, không có nhu cầu nói chuyện với ai. Vì vậy mà dù ở bất kỳ độ tuổi nào, cha mẹ cũng cần quan tâm chia sẻ, học hỏi cũng như luôn trở thành một người bạn thân thiết với con. Luôn bên cạnh, lắng nghe trẻ chia sẻ những khó khăn cũng như niềm vui mà trẻ nhận được trong cuộc sống.

Sau khi lắng nghe những tâm sự của con em mình, phụ huynh không nên đưa ra những nhận xét tiêu cực về những quan điểm hay vấn đề mà trẻ gặp phải. Bởi điều này sẽ khiến các em cảm thấy dù mình có nói ra nhưng không ai hiểu và lâu dần sẽ không muốn chia sẻ cùng bố mẹ nữa.

3.2. Cùng con thiết lập những thói quen tốt

Cha mẹ nên cùng con làm các hoạt động sinh hoạt đơn giản trong gia đình phù hợp với sức của trẻ. Hãy nhớ rằng luôn sát sao đến con, khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, hoạt động thể chất và tham gia những việc mà con thích. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thiết lập những thói quen tốt cho chính mình từ đó mà làm gương cho con của mình.

Chính những hoạt động gia đình, chế độ ăn uống, rèn luyện điều độ sẽ giúp trẻ phòng ngừa được căn bệnh trầm cảm tuổi dậy thì nguy hiểm.

3.3. Đảm bảo đầy đủ những điều kiện vật chất, tinh thần cho trẻ

Những trẻ được sống trong một mái ấm hạnh phúc, có bố mẹ quan tâm, được yêu thương chia sẻ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm tuổi dậy thì. Cha mẹ nên cạnh bên chia sẻ cũng như cùng trẻ thảo luận các vấn đề trong cuộc sống để giúp con vượt qua từng bước khó khăn trong quá trình trưởng thành.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn con mình tự thiết lập những mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý không nên đặt quá nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ quá nhiều áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt.

3.4. Tinh ý nhận biết những biểu hiện của trẻ

Trẻ sẽ thường cố gắng che giấu những vấn đề khiến chúng bị tổn thương. Vậy nên mà bố mẹ cũng cần quan sát thật kỹ những biểu hiện bất thường kể cả những điều nhỏ nhất để giúp trẻ kịp thời tháo gỡ. Chính sự quan tâm của những người thân thiết sẽ khiến các em dễ mở lòng và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngoài ra các bậc cha mẹ không nên quát mắng, xúc phạm khi mà trẻ mắc lỗi hoặc có kết quả học tập kém hơn bạn bè. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên phân tích và giảng giải cho trẻ hiểu. Đối với những suy nghĩ sai lệch của trẻ, bố mẹ cũng chỉ nên nhẹ nhàng phân tích chứ không được làm trẻ xấu hổ.

Lắng nghe người trầm cảm

Xem thêm: Cách Nói Chuyện Với Người Trầm Cảm

Trên đây là những thông tin về căn bệnh trầm cảm cũng như là phương pháp có thể hạn chế khả năng bị trầm cảm tuổi dậy thì cho con em mình mà THALIC VOICE muốn gửi đến các bậc phụ huynh. Căn bệnh này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do vậy mà bố mẹ cần sát sao, để ý đến con mình và có những biện pháp phòng ngừa bệnh cho con. Hãy luôn là người bạn thân thiết ở bên các bé, lắng nghe câu chuyện của các con với thái độ tích cực, bố mẹ nhé!

Kiến thức liên quan

18 | Th6

Bạn là người hướng nội và hướng ngoại?

Những người hướng nội thường tìm thấy năng lượng và sự thoải mái trong không gian riêng tư, thích suy ngẫm và tận hưởng sự...
Xem chi tiết

31 | Th5

Nghệ thuật đàm phán – Đàm phán như thế nào cho hiệu quả?

Đàm phán là một công việc cần nhiều kỹ năng và sự tinh tế. Ngoài những lợi ích mà bản thân mang lại cho đối...
Xem chi tiết

10 | Th10

Chúng ta đang sống cùng với FOMO như thế nào?

Hội chứng FOMO đưa ta vào một thế giới không ngừng so sánh và cảm thấy áp đặt. Sợ rằng nếu không tham gia vào...
Xem chi tiết

06 | Th10

Làm cách nào để vượt qua áp lực công việc?

Áp lực công việc là một điều đã không còn hiếm gặp ở thời điểm hiện tại. Khối lượng công việc đang trở nên lớn...
Xem chi tiết

13 | Th7

Cách nói chuyện với người trầm cảm

Cùng THALIC VOICE tìm hiểu cách nói chuyện chân thành, kiên trì và lạc quan thì bạn sẽ trở thành người chữa lành tâm hồn...
Xem chi tiết

12 | Th7

Peer pressure: Dùng phản lực để cân bằng áp lực

Peer pressure là gì mà ai cũng nhắc đến? Và cách ứng phó với trạng thái tâm lý này. Hãy cùng tìm hiểu với THALIC...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng