Trong những năm trở lại đây, cụm từ “peer pressure” có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người. Cụm từ này xuất hiện từ môi trường học đường đến công sở, từ chính trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ cuộc sống thực đến không gian ảo, “áp lực đồng trang lứa” đang thực sự trở thành một nỗi ám ảnh tâm lý nặng nề. Vậy thì áp lực đồng trang lứa là gì? Và vì đâu mà loại áp lực vô hình này ngày càng trở thành gánh nặng tâm lý đối với giới trẻ? Cùng THALIC VOICE tìm hiểu nhé!

1. Peer Pressure là gì?  

Peer pressure – một thuật ngữ đang dần trở nên phổ biến những năm gần đây, dùng để chỉ áp lực tâm lý trước thành công xuất chúng của bạn bè đồng trang lứa. 

Thực tế, chính chúng ta cũng từng trải qua cảm giác này ngay từ thuở nhỏ. Đó là khi ta thấy tự ti khi bị so sánh với “con nhà người ta”. Đây hẳn là một nhân vật quen thuộc, luôn hiện ra cùng hàng loạt thành tích hoặc điểm số đáng ngưỡng mộ dù có xuất phát điểm giống chúng ta. 

Peer pressure có thể xảy ra bất kể chúng ta đang ở độ tuổi nào, không chỉ riêng thời còn đi học. Theo quá trình trưởng thành, điểm số dĩ nhiên không còn là tiêu chuẩn thành công nữa. Thay vào đó là những khía cạnh như công việc, mức lương, các mối quan hệ hay ngoại hình,…

Peer pressure

2. Nguyên nhân nào dẫn đến Peer Pressure?

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên hội chứng tâm lý Peer pressure, cụ thể như sau.

Thứ nhất đó là chuẩn mực của xã hội. Trong bất cứ môi trường nào cũng đều tồn tại các tiêu chuẩn được đặt ra bởi số đông. Khi có những hành vi, lời nói hay thái độ mà phần lớn mọi người thấy không phù hợp, ta sẽ trở thành yếu tố lệch chuẩn trong cộng đồng đó.

Không chỉ vậy, ví dụ trong phần trước cũng đã chỉ ra rằng áp lực đồng trang lứa bắt nguồn từ sự so sánh. Xã hội Việt Nam từ xưa vốn đề cao chủ nghĩa tập thể, chính văn hóa này đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành khuynh hướng so sánh xã hội ở nước ta. Câu chuyện thứ hạng, giải thưởng, địa vị,… luôn được ưu tiên hơn sự phát triển của từng cá nhân. Ngoài ra, thời đại công nghệ số cùng sự bùng nổ của mạng xã hội cũng là một nguyên nhân hình thành tâm lý Peer pressure.

Ta có thể dễ dàng nhìn thấy các clip trên TikTok hay Youtube có nội dung dạng “Mình đã kiếm 100 triệu ở tuổi 15 như thế nào?” hoặc đại loại như vậy. Áp lực càng nhân lên gấp bội khi những người có quan hệ thân thiết với chúng ta thành công hơn, sống đủ đầy hơn. Thực tế ấy khiến ta cảm thấy bản thân thua kém, thậm chí nảy sinh lòng đố kỵ với người khác. 

3. Cách cân bằng những áp lực đồng trang lứa

Càng bị áp lực đè nén, ta càng bị ám ảnh với việc đuổi kịp điểm thành công của những người xung quanh. Áp lực chỉ tạo nên kim cương khi bản thân con người đã cứng rắn từ ban đầu. Vậy với những người bình thường hoặc người dễ bị tác động, đâu là phương pháp giúp giải tỏa sự căng thẳng từ Peer pressure? Nếu ngoại cảnh tác dụng áp lực, mỗi chúng ta hãy tự tạo ra một phản lực có độ lớn tương đương để cân bằng lại áp lực đó.

Phản lực số 1: Nội lực

Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất: Chúng ta phải trân trọng và yêu thương chính mình. Hãy học cách mặc kệ những hình mẫu lý tưởng, hoàn hảo ngoài xã hội nếu không muốn trở nên mặc cảm hơn. Chúng ta chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình, do đó hãy tập trung vào sở thích, nhu cầu của riêng mình. Nhờ thế, chúng ta cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn nếu gặp bất kỳ sự đánh giá phán xét nào.

Hơn nữa, yêu thương bản thân cũng bao gồm ghi nhận những nỗ lực của bản thân. Mỗi người là một bản thể độc nhất, ta không thể mãi so sánh mình với người khác. Không quan trọng là ta bằng bao nhiêu phần họ, quan trọng là ta đã tiến bộ hơn so với phiên bản quá khứ của mình. Mặt khác, thành quả cũng không thể nói lên toàn bộ quá trình, miễn là ta có cố gắng, một ngày nào đó ta sẽ nhận về kết quả xứng đáng.

Càng trân trọng, ta càng thấu hiểu chính con người mình. Từ đó, việc xác định nên điểm mạnh, điểm yếu, hướng khắc phục mới rõ ràng và phù hợp. Đây cũng là bước đầu để ta làm chủ cuộc sống của mình, trở thành phiên bản tốt nhất theo cách của riêng mình.

Peer pressure có tác động tiêu cực như thế nào

Phản lực số 2: Động lực

Để tiếp thêm năng lượng trên hành trình hoàn thiện bản thân, động lực là một yếu tố không thể không nhắc đến. Hãy xác định một mục tiêu cho bản thân cũng như các bước ta cần thực hiện để đạt được nó. Tập trung vào kế hoạch ấy, ta sẽ bớt bị phân tâm bởi hào quang của người khác. Tại sao phải chú ý khi ta đã vẽ sẵn con đường cho riêng mình?

Phản lực số 3: Lực đẩy

Đời cứ xô thì có ngày ta sẽ đổ. Chủ động né tránh những điều tiêu cực có thể phát triển Peer pressure là một phương án an toàn. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản như thế. Thay vào đó, chúng ta cần một biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Hãy sử dụng lực đẩy để đánh bật mọi lời phán xét hay luông thông tin tiêu cực ra xa, không cho chúng có cơ hội tác động đến tâm lý của chúng ta. Kiểu đối diện trực tiếp này có thể cần thời gian để làm quen,. Nhưng khi thành thạo việc thể hiện cái tôi của bản thân, chúng ta sẽ cực kỳ kiện định cứng rắn.

Áp lực đồng trang lứa nếu không biết cách kiểm soát đúng lúc sẽ gây nên vấn đề lớn đối với tâm lý. Vậy nên tốt nhất bạn nên chơi với nhiều nhóm bạn thay vì một nhóm bạn duy nhất. Điều này không những giúp bạn mở rộng mối quan hệ mà còn làm bạn thoải mái, nhìn nhận sự việc đa chiều hơn. Bạn có thể tham gia các lớp cải thiện kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, giọng nói,… khiến bản thân tự tin hơn, dám nói lên ý kiến của mình. Và những khóa học tại THALIC VOICE sẽ đem đến cho bạn những điều đó. Mong rằng bài viết này của THALIC sẽ tiếp thêm cho bạn động lực tin tưởng khả năng của chính mình.

Kiến thức liên quan

18 | Th6

Bạn là người hướng nội và hướng ngoại?

Những người hướng nội thường tìm thấy năng lượng và sự thoải mái trong không gian riêng tư, thích suy ngẫm và tận hưởng sự...
Xem chi tiết

31 | Th5

Nghệ thuật đàm phán – Đàm phán như thế nào cho hiệu quả?

Đàm phán là một công việc cần nhiều kỹ năng và sự tinh tế. Ngoài những lợi ích mà bản thân mang lại cho đối...
Xem chi tiết

10 | Th10

Chúng ta đang sống cùng với FOMO như thế nào?

Hội chứng FOMO đưa ta vào một thế giới không ngừng so sánh và cảm thấy áp đặt. Sợ rằng nếu không tham gia vào...
Xem chi tiết

06 | Th10

Làm cách nào để vượt qua áp lực công việc?

Áp lực công việc là một điều đã không còn hiếm gặp ở thời điểm hiện tại. Khối lượng công việc đang trở nên lớn...
Xem chi tiết

13 | Th7

Cách nói chuyện với người trầm cảm

Cùng THALIC VOICE tìm hiểu cách nói chuyện chân thành, kiên trì và lạc quan thì bạn sẽ trở thành người chữa lành tâm hồn...
Xem chi tiết

13 | Th7

Có phòng ngừa bệnh trầm cảm tuổi dậy thì được hay không?

Cùng THALIC VOICE tìm hiểu những thông tin cần thiết về căn bệnh trầm cảm tuổi dậy thì và lời khuyên cho bậc cha mẹ có con...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng