Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE
Trong cuộc đời, chúng ta luôn phải đưa ra rất nhiều quyết định, dù nhỏ hay lớn. Từ những quyết định nên ăn phở hay bánh mì vào buổi sáng đến việc chúng ta nên chọn công ty nào để gắn bó, mua căn nhà nào. Chính vì gắn chặt với cuộc sống hàng ngày, nên việc đưa ra quyết định đúng là vô vùng quan trọng. Có một tư duy có thể giúp chúng ta nhìn một vấn đề dưới nhiều góc cạnh hơn – đó là tư duy phản biện, hay còn gọi là Critical Thinking.
1. Tư duy phản biện – Critical Thinking có thể được định nghĩa như thế nào?
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy logic, có hệ thống, giúp chúng ta phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định về thông tin một cách khách quan và chính xác. Nói một cách dễ hiểu, tư duy phản biện là khi chúng ta tách một vấn đề ta đang gặp phải thành những vấn đề nhỏ và nhìn nó qua nhiều lăng kính khác nhau. Người có critical thinking sẽ không quyết định dựa trên những gì họ nhìn thấy mà họ quyết định dựa trên sự xem xét và đặ câu hỏi trên nhiều khía cạnh.
Nhiều người bị nhầm tưởng rằng tư duy phản biện là không chắc chắn, luôn suy nghĩ quá mức trước khi đưa ra quyết định nhưng thực ra là không phải. Critical Thinking sẽ phân tách vấn đề thành nhiều mảnh nhỏ, từ đó có thể đảm bảo khả năng chính xác của quyết định đó.
2. Tại sao những người sở hữu tư duy phản biện lại có thể phát triển bản thân tốt hơn?
Theo một khảo sát của Reboot Foundation, 94% những người được khảo sát tin rằng Tư duy phản biện thực sự đóng vài trò rất quan trọng. Vậy, tư duy phản biện thực sự đem lại những gì?
- Nâng cao khả năng ra quyết định sáng suốt:
- Phân tích thông tin: Tư duy phản biện giúp phân tích thông tin một cách khách quan và chính xác, từ đó đánh giá được giá trị và độ tin cậy của thông tin. Nhờ vậy, có thể đưa ra những quyết định sáng suốt dựa trên cơ sở dữ liệu và lập luận logic, thay vì bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hay định kiến.
- Xác định các lựa chọn: Khi đối mặt với một vấn đề, tư duy phản biện giúp xác định tất cả các lựa chọn khả thi, từ đó chọn ra giải pháp tối ưu nhất.
- Lường trước hậu quả: Tư duy phản biện giúp lường trước những hậu quả tiềm ẩn của mỗi lựa chọn, từ đó đưa ra quyết định có trách nhiệm và hiệu quả.
- Giải quyết vấn đề hiệu quả:
- Xác định nguyên nhân gốc rễ: Tư duy phản biện giúp bạn xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, thay vì chỉ giải quyết những triệu chứng bề mặt. Nhờ vậy, bạn có thể tìm ra giải pháp triệt để và lâu dài cho vấn đề.
- Sáng tạo giải pháp: Tư duy phản biện khuyến khích bạn suy nghĩ sáng tạo và tìm ra những giải pháp mới mẻ, độc đáo cho các vấn đề phức tạp.
- Đánh giá hiệu quả giải pháp: Tư duy phản biện giúp bạn đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã thực hiện, từ đó điều chỉnh và cải thiện khi cần thiết.
- Nâng cao chất lượng của những cuộc giao tiếp
- Diễn đạt suy nghĩ rõ ràng: Tư duy phản biện giúp bạn diễn đạt suy nghĩ một cách rõ ràng, logic và súc tích, từ đó truyền đạt thông tin hiệu quả đến người nghe.
- Lắng nghe tích cực: Tư duy phản biện giúp bạn lắng nghe người khác một cách cởi mở và tiếp thu những ý kiến khác biệt.
- Thuyết phục người khác: Tư duy phản biện giúp bạn sử dụng lập luận logic và bằng chứng thuyết phục để thuyết phục người khác.
- Học tập hiệu quả:
- Tiếp thu kiến thức chủ động: Tư duy phản biện giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách chủ động và sâu sắc hơn, thay vì học vẹt.
- Đánh giá tính chính xác của thông tin: Tư duy phản biện giúp bạn đánh giá tính chính xác của thông tin, từ đó tránh bị lừa dối bởi những thông tin sai lệch.
- Liên kết kiến thức: Tư duy phản biện giúp bạn liên kết kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó tạo ra những ý tưởng mới mẻ và sáng tạo.
- Thích nghi với môi trường thay đổi:
- Giải quyết những vấn đề mới: Tư duy phản biện giúp bạn giải quyết những vấn đề mới một cách hiệu quả, từ đó thích nghi với môi trường thay đổi nhanh chóng.
- Học hỏi những điều mới: Tư duy phản biện khuyến khích bạn học hỏi những điều mới và không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân.
- Phát triển tư duy sáng tạo: Tư duy phản biện giúp bạn phát triển tư duy sáng tạo, từ đó tìm ra những giải pháp mới cho những vấn đề cũ.
Xem thêm: Tại sao bạn đang không thể tự tin trước đám đông?
3. Rèn luyện tư duy phản biện như thế nào
Theo Samantha Agoos của TED-Ed (tổ chức truyền thông đại chúng Quốc tế), có 5 cách để chúng ta có thể phát triển tư duy phản biện (critical thinking) của mình:
- Diễn đạt vấn đề mà bạn quan tâm
Hiểu đơn giản, đây là cách bạn bóc tách một vấn đề thành những phần nhỏ hơn và đánh giá tình hợp lý của vấn đề dựa trên những phần đó. Ví dụ, nhiều người thường bị hấp dẫn bởi những đợt giảm giá lớn của nhiều sản phẩm khi đi vào siêu thị. Điều này dẫn đến việc họ cảm thấy tiếc nuối vì mua quá nhiều, thậm chí họ mua cả những đồ không cần thiết. Tư duy phản biện sẽ giúp bạn bóc tách vấn đề trước khi đưa ra quyết định với những câu hỏi:
- Mình mua đồ này có mục đích gì?
- Dù giảm giá, nhưng nó có xứng đáng với số tiền bỏ ra không?
Việc đặt ra những câu hỏi này sẽ giúp bạn phần nào ít bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài hơn, điều này sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định thực sự phù hợp.
- Rèn luyện thói quen tìm kiếm thông tin
Tư duy phản biện là đặt ra những câu hỏi và phân tích. Xé nhỏ vấn đề đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải có nhiều thông tin hơn để trả lời cho những câu hỏi đó. Tìm kiếm thông tin có thể bằng nhiều cách: Tìm trên mạng, hỏi người khác,… Bằng bất kỳ cách nào, bạn cũng nên xác thực thông tin để có được những thông tin cần thiết và chất lượng nhất.
- Áp dụng thông tin
Bằng việc đặt ra những câu hỏi quan trọng xung quanh vấn đề mà bạn đang gặp phải. Trước mỗi quyết định, hãy tự đặt cho bản thân câu hỏi : “Những điều gì đang tác động đến quyết định của bạn”. Đó có thể là định kiến của bạn về vấn đề; hay sự thúc giục của thời gian?; hay những tác động từ người khác dẫn đến quyết định của bạn?….
- Xem xét hậu quả
Đây là một cách nhìn xa hơn về vấn đề mà chúng ta sẽ quyết định. Hiểu đơn giản, bạn cần nhìn thấy trước những gì sắp tới sẽ xảy ra từ quyết định của bạn. Ví dụ như việc chọn một công việc có thu nhập tốt nhưng lại đòi hỏi sự chịu đựng áp lực từ nhiều phía và có yêu cầu cao về thời gian dành cho công việc. Trước khi bạn gắn bó với nó, hãy nghĩ xem bạn sẽ đánh đổi và có được những gì trong tương lai.
- Tham khảo quan điểm của người khác
Lắng nghe ý kiến của những người xung quanh là một cách mà mỗi chúng ta thường làm khi đứng trước một vấn đề. Những người thân xung quanh, những người đồng nghiệp, những chuyên gia có kinh nghiệm,… luôn là những nguồn thông tin hữu ích. Tuy vậy, bạn cũng cần thực sự đánh giá được tính chính xác của vấn đề bằng cảm quan của bản thân. Đừng biến bản thân thành một người bảo thú, nhưng cũng đừng trở thành một người “gió chiều nào theo chiều đó”.
Tư duy phản biện sẽ giúp quyết định của bạn có tính hợp lý cao, nhưng không phải lúc nào cũng luôn đúng
Thật vậy, critical thinking sẽ giúp mỗi quyết định của đứng trước nhiều sự cân nhắc hơn nên phần nào sẽ gia tăng tỉ lệ có một quyết định chính xác. Tuy vậy, tư duy phản biện cũng là một kiểu tư duy khiến bạn chọn lọc thông tin và đối diện với các vấn đề một cách chủ động hơn. THALIC VOICE tin rằng việc luôn luôn rèn luyện sẽ giúp chúng ta thay đổi và tạo ra những bước tiến mới trên hành trình phát triển bản thân.
Các khóa học của THALIC
Hình ảnh lớp học của THALIC