Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE
Thu hút khán giả khi thuyết trình là yếu tố then chốt để đảm bảo thông điệp của bạn được truyền đạt một cách hiệu quả. Khi khán giả bị cuốn hút, họ sẽ tập trung hơn vào nội dung mà bạn chia sẻ, từ đó tăng khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin. Vậy, làm cách nào để chúng ta có thể thu hút họ qua phần thuyết trình của mình?
Tập trung vào phần mở đầu bài thuyết trình
Trong những khoảng thời gian đầu tiên của buổi thuyết trình, người nghe thường có độ tập trung cao nhất. Chính vì vậy, đây là khoảng thời điểm vàng để bạn có thể dùng các thủ thuật của mình thu hút họ
Xem thêm: Cách mở đầu bài thuyết trình thu hút người nghe
Ngoài việc xây dựng nội dung cho phần mở đầu, các phần thể hiện khác của bạn trong thời điểm đầu buổi thuyết trình cũng rất quan trọng, đặc biệt là đôi mắt. Nếu bạn quá ngại việc nhìn xung quanh khán giả khi thuyết trình, bạn có thể chọn cách nhìn vào chính giữa của khán giả. Điều này thể hiện bạn thực sự đang quan tâm đến họ và cũng là một cách “nhắc nhở” tinh tế với khán giả rằng hãy tập trung vào mình.
Tìm hiểu về đối tượng khán giả
Đây là một điều bạn cần chuẩn bị trước mỗi buổi thuyết trình. Bạn vừa cần chuẩn bị những điều bạn muốn nói, nhưng bạn cũng cần chuẩn bị những điều mà họ muốn nghe. Việc thấu hiểu những người sẽ đón nhận thông tin mà mình đưa ra trong buổi thuyết trình sẽ giúp bạn nhận được sự chú ý của họ hơn. Bạn cần biết thông tin họ đang mong muốn nhận được từ bạn là gì, từ đó bạn có thể xây dựng nội dung một cách trọng tâm, thu hút nhất.
Xây dựng nội dung với nhiều câu chủ đề, thường xuyên tạo điểm nhấn trong giọng nói
Một bài thuyết trình dù dài hay ngắn, cũng được phân chia nội dung rõ ràng với nhiều câu chủ đề. Bạn nên đặt những câu chủ đề ở đầu các đoạn nói để người nghe có thể tập trung vào nội dung bạn sắp trình bày. Đó có thể là những con số thành tích ấn tượng, kết quả ngoài mong đợi, những vấn đề quan trọng mà tổ chức đang cần phải đối diện,… Những câu chủ đề sẽ khiến người nghe ngay lập tức bị thu hút bởi nội dung của nó.
Ngoài ra, trong mỗi đoạn nói, bạn nên nhấn nhá vào những nội dung chủ đạo. Đây cũng là một thông điệp ngầm với người nghe rằng đây chính là thông tin quan trọng. Với việc nhấn nhá, thay đổi tone giọng làm cho giọng nói của bạn có sự biến đổi, phần thuyết trình của bạn cũng trở nên bớt nhàm chán hơn.
Tương tác với khán giả
Để tương tác với khán giả khi thuyết trình hiệu quả, bạn cần xây dựng một môi trường mở và khuyến khích sự tham gia từ người nghe. Vệc đặt câu hỏi và khuyến khích phản hồi từ khán giả là một cách tuyệt vời để tạo sự kết nối và giữ sự chú ý. Đặt những câu hỏi mở hoặc câu hỏi trực tiếp sẽ kích thích sự tham gia và giúp bạn nắm bắt sự quan tâm của khán giả. Ví dụ, bạn có thể hỏi: “Các bạn nghĩ gì về tình huống này?” hoặc “Có ai đã trải qua trải nghiệm tương tự không?”
Ngoài ra, việc tương tác với khán giả cũng sẽ là một lời “nhắc nhở” gián tiếp với những ai đang không tập trung vào bài thuyết trình. Tương tác cũng là một cách bạn làm buổi thuyết trình không còn là độc thoại, mà mang đến cho bài nói của bạn nhiều thông tin hơn.
Các khóa học của THALIC
Hình ảnh lớp học của THALIC