Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE
Từ chối là một việc mà rất nhiều người ngại nói khi nhận được một lời đề nghị nào đó. Chính vì sự ái ngại của lời từ chối mà rất nhiều người chọn cách nhận lời và phải cố gắng hoàn thành công việc đó và lỡ dở nhiều dự định khác. Đương nhiên, khi đối phương đã đưa ra đề nghị nào đó với bạn, họ sẽ không hề mong muốn nhận lại cái lắc đầu. Tuy nhiên, nếu đưa ra một lời từ chối tinh tế, bạn hoàn toàn có thể khiến đối phương bớt.
Tại sao cần tinh tế khi nói lời từ chối?
Khi từ chối người khác một cách tinh tế, bạn thể hiện sự tôn trọng và lịch sự, giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tránh những cảm xúc tiêu cực không cần thiết. Sự tinh tế trong lời từ chối giúp bảo vệ lòng tự trọng của người khác, giảm thiểu hiểu lầm và xung đột. Đồng thời, nó cũng tạo ấn tượng tốt về tính cách của bạn, cho thấy bạn là người biết quan tâm và tôn trọng cảm xúc của người khác. Hơn nữa, một lời từ chối khéo léo có thể mở ra cơ hội hợp tác hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai, giúp duy trì những mối quan hệ hữu ích và tích cực. Việc từ chối một cách tinh tế không chỉ giúp bạn giữ vững lòng tự tin và tự trọng mà còn tạo nền tảng cho những mối quan hệ và cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống.
Các cách để đưa ra lời từ chối tinh tế
1.Dùng giọng điệu nhẹ nhàng và chia sẻ chân thành vấn đề mình đang gặp phải
Giọng điệu khi giao tiếp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc diễn đạt cảm xúc. Chúng ta có thể dễ dàng đoán được thái độ của đối phương qua cách mà họ truyền đạt. Ngoài việc chia sẻ chân thành, bạn cũng đừng quên việc luôn giữ tone giọng ở mức nhẹ nhàng nhất.
Ngoài việc giữ giọng điệu nhẹ nhàng thì các biểu hiễn ngôn ngữ hình thể cũng cần được chú ý đến, đặc biệt là ánh mắt. Nếu bạn nhìn đối phương khi giao tiếp với một ánh mắt chân thành, chắc chắn họ sẽ cảm nhận được. Rất nhiều người khi giao tiếp thường do những nguyên nhân khách quan như: Chứng ngại giao tiếp, ấp úng dẫn đến bối rối,.. mà vô tình khiến cho họ nhìn xung quanh liên tục mà không tập trung vào người nghe. Điều này dẫn đến sự hiểu lầm rằng người nói đang không chân thành, không tôn trọng người nghe.
2. Đưa ra giải pháp thay thế khi nói lời từ chối
Việc đưa ra giải pháp thay thế khi nói lời từ chối thể hiện sự tinh tế của người nói vì nó cho thấy bạn không chỉ từ chối mà còn quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của người khác. Thay vì chỉ nói “không” một cách cứng nhắc, bạn đưa ra một lựa chọn khác, giúp giảm bớt sự thất vọng và tạo cảm giác rằng bạn vẫn coi trọng lời đề nghị của đối phương.
Nếu bạn từ chối quá thẳng thừng, bạn sẽ tự tạo ra rào cản với đối phương. Điều này dẫn đến họ sẽ cảm thấy ái ngại trong những lần nói chuyện sau này và gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ. Nhưng nếu bạn đính kèm cùng lời từ chối là một lời hứa hẹn hoặc một giải pháp thay thế, đối phương sẽ cảm thấy tích cực hơn rất nhiều.
3. Đừng nói “KHÔNG” khi từ chối
Một điều tưởng chừng như rất mâu thuẫn nhưng lại hợp lý khi bạn quyết định từ chối lời mời, lời đề nghị,… của một ai đó là việc tránh từ “KHÔNG” khi từ chối. Từ “KHÔNG” là một từ mang tính phủ định và bác bỏ rất mạnh, việc bạn dùng từ không đôi khi sẽ khiến đối phương nghĩ rằng bạn phớt lờ hoàn toàn lời đề nghị của họ.
Thay vào đó, bạn hay diễn đạt vấn đề của mình trước và chân thành chia sẻ lý do bạn khó có thể đồng ý với đối phương. Như vậy, đối phương sẽ dễ thông cảm hơn.
Cách từ chối thể hiện kỹ năng giao tiếp của bạn
Từ chối là một tình huống giao tiếp thường gặp nhưng lại cần rất tinh tế để có thể làm hài lòng người đưa ra lời đề nghị. Khi bạn từ chối một cách khéo léo, điều đó cho thấy bạn biết lắng nghe, hiểu rõ yêu cầu của người khác và phản hồi một cách phù hợp, chứng tỏ sự tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của họ.
Các khóa học của THALIC
Hình ảnh lớp học của THALIC