Chắc chắn mỗi chúng ta trước những buổi thuyết trình đều có những sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đặc biệt về mặt nội dung của bài thuyết trình. Việc xây dựng nội dung bài thuyết trình là một bước quan trọng để đảm bảo rằng thông điệp mà người thuyết trình muốn truyền tải được tiếp nhận một cách rõ ràng và hiệu quả. Vậy, bạn đã biết cách xây dựng nội dung bài thuyết trình một cách logic, truyền tải đúng và đủ chưa?

Tập trung thu hút thính giả qua phần mở đầu bài thuyết trình

Với mọi hoạt động, những ấn tượng đầu tiên luôn là những ấn tượng quan trọng nhất. Khi đó, người nghe sẽ rất hào hứng, tò mò lắng nghe vì họ mong đợi những điều thú vị từ bạn. Có rất nhiều cách để mở đầu ấn tượng như: Đặt câu hỏi, trích dẫn,… hoặc nếu bạn đang muốn thuyết trình về kết quả của một hoạt động nào đó, hãy nhấn mạnh những con số ấn tượng.

Xem thêm: ĐÂU là cách mở đầu bài thuyết trình thu hút người nghe?

Xây dựng nội dung bài thuyết trình

Nội dung chính cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lý

Khi có một mở đầu ấn tượng, tuy bạn sẽ thu hút được thính giả nhưng bạn cũng sẽ nâng cao sự kỳ vọng của họ vào bạn. Vì vậy, tất cả nội dung bạn trình bày sau đó cần có một bố cục hợp lý. Có rất nhiều cách để sắp xếp bố cục của một bài thuyết trình như

1.Trình tự thời gian

    Cách sắp xếp nội dung này sẽ phù hợp trong những buổi thuyết trình kết quả của một hoạt động hoặc một sự kiện nào đó có tính thời kỳ. Với việc mở đầu bằng những con số ấn tượng, các nội dung bạn sẽ nói tiếp theo bám sát vào thời gian sự kiện. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng với mỗi mốc thời gian, hãy nhấn mạnh những sự kiện ấn tượng, nổi bật đầu tiên rồi mới trình bày chi tiết. Vì những cách nhấn nhá của bạn khi nói sẽ ghim vào trong đầu người nghe những dấu mốc quan trọng.


    Việc thuyết trình theo trình tự thời gian sẽ khiến người nghe dễ dàng theo dõi được sự thay đổi của sự việc bạn đang nói đến trong từng giai đoạn. Cuối phần trình bày, bạn cũng cần đưa ra các đánh giá chủ quan, điều đó sẽ giúp người nghe có thể lắng nghe ý kiến của bạn đẻ có thể đưa ra ý kiến, phản biện.

    2.Trình bày vấn đề – giải pháp

      Đây cũng là một cách diễn giải rất phổ biến khi bạn xây dựng nội dung bài thuyết trình của mình. Phần lớn các buổi họp, các buổi thuyết trình đều diễn ra nhằm cần giải quyết một vấn đề nào đó mà tổ chức đang gặp phải. Bạn có thể chọn cách tách nhỏ vấn đề lớn thành từng vấn đề nhỏ và đưa ra giải pháp cho từng vấn đề nhỏ để người nghe có thể dễ dàng đánh giá. Ngoài ra, bạn có thể đánh giá tính khả thi của từng giải pháp, điều này thể hiện bạn thực sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho nội dung bài thuyết trình của mình.

      3.Trình bày theo dạng câu chuyện

        Cách thuyết trình này sẽ dài hơi hơn các cách thuyết trình khác. Trình bày bài nói theo dạng câu chuyện sẽ phù hợp với diễn thuyết hơn so với thuyết trình. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hoặc có vai trò rất quan trọng trong buổi thuyết trình, bạn có thể chọn cách xây dựng nội dung theo dạng câu chuyện. Cách xây dựng này sẽ thực sự khiến người nghe tập trung vào những chi tiết diễn ra trong bài nói của bạn, đương nhiên là tất cẩ thông tin cũng cần bạn chắt lọc ra để trọng tâm nhất. 

        Bắt đầu bằng cách xác định cốt truyện chính mà bạn muốn kể. Câu chuyện có thể dựa trên kinh nghiệm cá nhân, một tình huống thực tế, hoặc một tình huống giả định mà khán giả có thể dễ dàng hình dung. Cần có một vấn đề xuyên suốt khi bạn thuyết trình mà thính giả quan tâm và phát triển câu chuyện theo những sự kiện quan trọng, cụ thể.

        Xây dựng nội dung bài thuyết trình

        4.Trình bày theo dạng so sánh, đối chiếu

          Xây dựng nội dung bài thuyết trình theo phương pháp so sánh và đối chiếu là một cách hiệu quả để làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hoặc nhiều đối tượng. Phương pháp này giúp khán giả hiểu rõ hơn về từng đối tượng và có cơ sở để đưa ra quyết định hoặc nhận xét sáng suốt.

          Trước tiên, xác định rõ các đối tượng hoặc khái niệm mà bạn muốn so sánh và đối chiếu. Các đối tượng này nên có mối liên hệ hoặc cùng thuộc một phạm vi để khán giả có thể dễ dàng theo dõi và hiểu được mục đích của sự so sánh. Việc chọn lựa đối tượng phù hợp là bước quan trọng để đảm bảo tính thuyết phục và hiệu quả của bài thuyết trình.

          Tiếp theo, lập dàn ý cho bài thuyết trình bằng cách xác định các tiêu chí hoặc khía cạnh mà bạn sẽ sử dụng để so sánh và đối chiếu. Các tiêu chí này có thể bao gồm đặc điểm kỹ thuật, lợi ích, chi phí, ứng dụng, hiệu quả, hoặc bất kỳ yếu tố nào liên quan đến đối tượng. Dàn ý sẽ giúp bạn tổ chức thông tin một cách logic và dễ dàng theo dõi trong quá trình thuyết trình.

          Kiến thức liên quan

          25 | Th11

          ĐƯA RA QUAN ĐIỂM KHI TRANH LUẬN – KHÔNG KHÓ!

          Việc đưa ra quan điểm khi tranh luận đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện lập trường cá nhân, khẳng định tiếng nói...
          Xem chi tiết

          19 | Th9

          LUYỆN GIỌNG NÓI ONLINE: TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

          Một giọng nói rõ ràng, truyền cảm giúp tạo ấn tượng tốt trong các cuộc giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn, và xây dựng mối...
          Xem chi tiết

          19 | Th9

          LUYỆN GIỌNG NÓI NGAY TẠI NHÀ VỚI 3 CÁCH SAU:

          Luyện giọng nói đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng giao tiếp và thuyết phục. Một giọng nói rõ ràng, mạnh...
          Xem chi tiết

          17 | Th9

          Tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao khi luyện giọng nói online

          Giọng nói rõ ràng, truyền cảm giúp tăng cường khả năng truyền đạt thông điệp, thu hút sự chú ý của người nghe và tạo...
          Xem chi tiết

          30 | Th8

          CHÚNG TA NÊN TRANH LUẬN NHƯ THẾ NÀO?

          Tranh luận là một trong những kỹ năng cần thiết mà bất cứ ai cũng cần có. Nếu không tinh tế, cuộc tranh luận sẽ...
          Xem chi tiết

          29 | Th8

          KHẮC PHỤC NỖI SỢ ĐÁM ĐÔNG NGAY TỪ BÂY GIỜ!

          Sợ đám đông hay hội chứng sợ đám đông là một hội chứng không hề hiếm gặp. Có người cảm thấy trống rỗng khi đứng...
          Xem chi tiết

          22 | Th8

          THU HÚT KHÁN GIẢ KHI THUYẾT TRÌNH – KHÔNG KHÓ!

          Thu hút khán giả khi thuyết trình là yếu tố then chốt để đảm bảo thông điệp của bạn được truyền đạt một cách hiệu...
          Xem chi tiết

          18 | Th7

          BẠN CÓ BIẾT: 3 cách để có một lời từ chối khéo léo?

          Từ chối là một việc mà rất nhiều người ngại nói khi nhận được một lời đề nghị nào đó. Chính vì sự ái ngại...
          Xem chi tiết

          Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
          Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
          Trân trọng,
          Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

          Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
          vui lòng kiểm tra lại

          Đóng