Nếu là một người quan tâm đến giọng nói, chắc hẳn bạn đã nghe tới thuật ngữ “giọng bụng”. Vậy giọng bụng là gì và liệu rằng khi nói bằng giọng bụng thì giọng nói của chúng ta có hay hơn như mọi người thường nhắc tới? 


1. Lý do cần phải nói giọng bụng

“Giọng bụng” là định nghĩa chỉ một giọng nói có nhiều hơi thở mà lượng hơi đó được giữ và đẩy lên từ khoang bụng. Khi nói bằng loại giọng này, giọng nói của chúng ta sẽ to hơn, vang hơn, trầm ấm hơn, giúp giọng nói có cảm xúc và tăng tính truyền cảm. 

Giọng bụng

Đặc biệt, đối với những công việc phải nói nhiều và nói trong một thời gian dài như MC, phát thanh viên, giáo viên, nhân viên sales, hướng dẫn viên du lịch,…thì nói bằng giọng bụng sẽ là một giải pháp hữu hiệu cứu giúp cho cổ họng của bạn bởi khi giọng nói của chúng ta có nhiều hơi thở sẽ làm giảm áp lực lên cổ họng, hạn chế việc bị hụt hơi, đau rát cổ họng hay các bệnh lý liên quan đến cổ họng từ đó bảo vệ được tuổi thọ của giọng nói. 

Giọng bụng mang lại rất nhiều lợi ích trong việc truyền đạt thông tin:

a. Điều chỉnh hơi thở

Khi sử dụng giọng bụng, chúng ta điều chỉnh hơi thở từ phổi và âm thanh được đẩy từ khoang bụng lên. Điều này sẽ khiến việc lấy hơi của chúng ta trở nên nhịp nhàng hơn. Điều này đặc biệt hữu hiệu trong các bài nói dài hoặc khi cầm micro, tận dụng hơi tốt sẽ giúp chúng ta bớt mất sức. Nói giọng bụng sẽ giảm bớt việc phải liên tục lấy hơi, giữ sức cho chúng ta đến cuối buổi nói chuyện

b.Tạo ra âm thanh ổn định

Như đã nói, giọng bụng giúp chúng ta điều khiển hơi thở một cách nhịp nhàng. Âm thanh được tạo ra khi luồng khí đập vào thanh quản và tạo ra. Chính vì vậy, khi có một hơi thở tốt ta sẽ tạo ra âm thanh ổn định. Chúng ta sẽ hoàn toàn kiểm soát tất cả mọi âm thanh mình sẽ phát ra.

c. Tăng sự truyền cảm

Giọng nói sử dụng giọng bụng thường chứa đựng nhiều cảm xúc hơn. Bằng cách điều chỉnh hơi thở và cách diễn đạt thông điệp, người nói có thể truyền đạt cảm xúc một cách chân thành và sâu sắc. Điều này làm cho người nghe cảm thấy kết nối mạnh mẽ hơn với người nói và hiểu được tâm trạng và ý định của họ.

Ngay cả các cuộc giao tiếp hàng ngày, sự truyền cảm cũng đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta truyền cảm, người nghe sẽ mở lòng hơn để tiếp nhận những thông tin. Qua đó, các cuộc nói chuyện trở nên thân mật và có chiều sâu.

2. Các cách luyện tập để nói giọng bụng 

  • Bước 1: Lưng thẳng, thả lỏng cơ thể, không gồng cơ thể căng cứng, khó thực hiện lấy hơi
  • Bước 2: Từ từ hít hơi vào bằng cả mũi và miệng, thả lỏng vai, ngực 
  • Bước 3: Khi lấy hơi, cơ bụng đồng thời đẩy ra và nén hơi lại khi lượng hơi đã đủ nhiều 
  • Bước 4: Hơi gồng cơ bụng, dùng lực của cơ bụng để đẩy hơi thở vào các câu nói, lưu ý cần điều tiết hơi thở đều tránh trường hợp dồn toàn bộ lượng hơi thở vào những từ ngữ đầu khiến cho những từ còn lại bị hụt hơi. 
Giọng bụng

3. Để có thể thành thạo giọng bụng, chăm chỉ cần đi liền với đúng phương pháp

a. Phương pháp là lí thuyết để nói đúng

Giao tiếp là một hoạt động thường ngày, nhưng cũng thể là một nghệ thuật. Giọng nói là một bức tranh đẹp đẽ trong bộ môn nghệ thuật ấy. Cùng với ngoại hình, giọng nói cũng là thứ dễ để người khác nhớ về bạn. Những kiến thức chuyên sâu về giọng nói sẽ giúp bạn thực sự hiểu thanh âm của mình, qua đó sẽ giúp bạn có thể kiểm soát thứ đặc biệt ấy

b. Chăm chỉ giao tiếp là phương pháp thực hành hoàn hảo

Đương nhiên, chúng ta không thể dừng lại ở việc học giao tiếp qua sách vở. Nói chuyện nhiều là điều bắt buộc để khiến giọng nói chúng ta tốt lên. Đặc biệt, nếu người nghe của bạn là người có chuyên môn thì thực sự đáng giá. Họ sẽ đưa ra những nhận xét chuẩn xác và khách quan cho giọng nói của bạn.

Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp các bạn hình thành phản xạ tự nhiên nói bằng giọng bụng, giọng nói của chúng ta sẽ trở nên trầm ấm và nội lực hơn rất nhiều. Nếu như bạn vẫn chưa biết cách nói hay hơn hoặc đơn giản là muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình thì hãy đăng ký ngay các khóa học của Thalic Voice để được các giáo viên giàu kinh nghiệm hướng dẫn chi tiết và tận tình nhé! 

Xem thêm: Khóa học nâng tầm giọng nói và tư duy giao tiếp

Kiến thức liên quan

17 | Th5

3 BÀI TẬP giúp bạn SỬA NÓI LẮP

Nói lắp là tật rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trôi chảy, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống...
Xem chi tiết

11 | Th5

10 phương pháp giúp bạn sở hữu giọng nói truyền cảm hơn

Ngoài ngoại hình, giọng nói là một yếu tố rất dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác khi tiếp xúc. Rất nhiều người...
Xem chi tiết

23 | Th4

Ngọng L-N hoàn toàn có thể sửa nếu có phương pháp đúng đắn!

Ngọng L-N là một tật phát âm phổ biến ở nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tật phát âm này phổ biến đến mức nhiều...
Xem chi tiết

16 | Th4

Sửa âm sắc địa phương O và E không khó như bạn nghĩ!

Việc phát âm không chuẩn nguyên âm do âm sắc địa phương là điều phổ biển, đặc biệt là bẹt O và E. Vậy chúng...
Xem chi tiết

24 | Th11

Biến giọng nói và ngôn từ trở thành “vũ khí” cá nhân

Giọng nói và ngôn từ của mỗi người là một bức tranh tinh tế về bản sắc cá nhân. Mỗi chúng ta sinh ra đều...
Xem chi tiết

01 | Th8

Nói giọng mũi và giọng bụng, đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

Giọng mũi là gì? Nguyên nhân dẫn đến giọng mũi từ đâu? Điểm khác biệt giữa nói giọng mũi và giọng bụng là gì? Cùng...
Xem chi tiết

13 | Th7

Luyện giọng nói: 5 Điều cần làm

Một giọng nói hay giúp bạn đạt thành công, làm chủ cuộc sống của mình. Để luyện giọng nói hay, bạn nhất định phải ghi...
Xem chi tiết

13 | Th7

5 cách giúp bạn có giọng nói quyền lực

Sở hữu một giọng nói quyền lực giúp bạn chinh phục đỉnh cao thành công, khẳng định vị thế của chính mình với người đang...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng