Giọng nói cũng giống như dấu vân tay thứ hai của chúng ta vậy bởi lẽ mỗi người sẽ có những đặc trưng riêng có người giọng cao, có người giọng thấp, có người giọng mỏng hay cũng có người giọng dày, trầm ấm…Nhưng lại có một số người khi họ nói ra lại có cảm giác như họ đang bị nghẹn ở mũi vậy, thơ thở chẳng thể thoát ra ngoài. Đó được gọi là giọng mũi. Vậy giọng mũi là gì? Nguyên nhân dẫn đến giọng mũi từ đâu? Và điểm khác biệt giữa nói giọng mũi và giọng bụng như thế nào? Cùng THALIC VOICE tìm hiểu nhé.

1. Giọng mũi là gì

Giọng nói của bạn sẽ được tạo ra bởi luồng khí được đẩy lên từ phổi, đi qua hai dây thanh ở phần cổ và đi đến họng rồi miệng. Tại đây âm thanh sẽ được cộng hưởng nhờ  không gian mở ở miệng và mũi. Từ đó mà tạo nên chất lượng âm thanh khi thoát ra ngoài. Ở đây chúng ta cần chú ý đến vai trò của phần mô mềm quanh lưỡi gà. Trong đó phần lưỡi gà nằm ở giữa vị trí ngã ba, nơi mà hơi thở có 2 cách được thoát ra là một là lên mũi tạo thành giọng mũi và hai là đi ra miệng.

Thông thường giọng mũi sẽ có âm thanh phát ra gần giống với cách bạn đang tự bịt mũi mình khi nói và âm thanh phát ra không được rõ ràng và tròn trịa, khiến người nghe có chút  khó chịu thậm chí còn cảm thấy chói tai khi nghe. Và điều này khác hoàn toàn với âm thanh được phát ra từ giọng bụng. Việc sử dụng giọng bụng khi nói sẽ khiến các âm thanh bạn phát ra có sự tròn đầy và rõ ràng hơn rất nhiều.

Có 2 loại giọng mũi:

  • Giọng mũi ít: Có nghĩa là chất giọng có ít không khí đi lên mũi khi bạn nói chuyện. Kết quả là âm thanh sẽ không đủ sự cộng hưởng hay độ vang cho giọng nói.
  • Giọng mũi nhiều: Tình trạng này là khi không khí lên mũi quá nhiều khiến giọng nói khi phát ra có sự thều thào, cảm giác bị nghẹt mũi và âm thanh có quá nhiều sự cộng hưởng.

Nếu như bạn bị âm mũi, có thể do vòm họng của bạn không được nâng lên tạo khoảng không trong khoang miệng, khiến âm thanh không thể thoát hết ra theo đường miệng mà phải đẩy lên mũi. Những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng giọng mũi có thể sử dụng một số bài luyện thanh và các bài tập bật hơi thở nguyên âm A,O,E bằng giọng bụng.

Nói giọng mũi và giọng bụng

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “giọng mũi”

Âm thanh được phát ra từ giọng mũi sẽ thường sẽ bị chói, gắt và bóp méo, khi nghe sẽ thường đem đến cảm giác nghẽn hơi thở do quá nhiều hơi tích tụ ở khoang mũi. Vậy do đâu mà tình trạng giọng mũi xuất hiện.

  • Nói với một hơi nông cũng như không cảm nhận dược lực bật hơi thở sâu từ dưới khoang bụng với cơ hoành không được hoạt động tích cực nên âm sắc của giọng mũi thường có phần mỏng và yếu.
  • Cuống lưỡi thiếu sự linh hoạt, thường có thói quen rút mạnh về phía sau vách họng. Từ đó chặn ngang đường đi của cả hơi thở và âm thanh từ thanh đới lên khoang miệng làm cho âm thanh phải đi lên phía trên để thoát ra.
  • Đẩy hơi quá nhiều lên nắp thanh quản với lực quá mạnh làm phần này phát âm sẽ bị cứng khiến âm thanh bị bóp méo gây nên cảm giác nghẹt mũi khi nói.
  • Do thói quen trong khi nói phần mô mềm nằm ở bên trong miệng và phía sau răng bị hạ thấp cùng với thanh quản đẩy lên cao là nguyên nhân chính để gây nên âm mũi tạo ra giọng mũi.

Những người nói giọng mũi sẽ thường bị ảnh hưởng bởi khoang mũi tạo nên âm sắc mỏng hơn và không được tròn trịa như giọng bụng sử dụng lực bật hơi thở từ khoang bụng. Chính vì điều ấy mà bạn cần điều chỉnh và sửa giọng mũi của mình càng sớm càng tốt.

3. Phân biệt giữa nói giọng mũi và giọng bụng

3.1. Nói giọng mũi và nói giọng bụng

Điểm khác nhau lớn nhất giữa nói giọng mũi và nói giọng bụng là bởi cơ quan hô hấp và cách mà âm thanh sẽ được phát ra như thế nào trong quá trình nói. Giọng mũi được tạo ra do sự điều hướng của phần lớn âm thanh vào khoang mũi và giọng bụng thì được cấu thành do cách bật hơi thở từ khoang bụng với lực của cơ bụng, cơ hoành và cơ liên sườn.

Cơ chế: Âm thanh của cách nói giọng mũi sẽ được tạo ra bởi việc chuyển hướng của một phần lớn âm thanh đi vào  khoang mũi và thoát ra ngoài. Còn giọng bụng là âm thanh được tạo ra từ lực của khoang bụng với sự đóng góp của cơ hoành, cơ bụng và cơ liên sườn va đập vào dây thanh quản.

Chất lượng âm thanh: Giọng mũi sẽ có phần âm thanh cao với sự cộng hưởng, phản xạ nhiều hơn so với giọng bụng. Và giọng bụng sẽ mang âm thanh trầm ấm, và mạnh mẽ hơn với cột hơi dài tạo điều kiện thuận lợi để nói lâu hơn.

Công cụ và sự tác động đến sức khỏe

Công cụ: Âm thanh khi nói giọng mũi sẽ được tạo ra bởi cơ quan hô hấp cùng với hệ thống cơ quan miệng và khoang mũi. Trong khi đó, để tạo ra giọng bụng thì người nói cần phải sử dụng đến các cơ quan hô hấp cùng sự phối hợp của cơ hoành – cơ bụng – cơ liên sườn.

Sự tác động đến sức khoẻ: Nếu nói giọng mũi quá lâu sẽ gây nên các tình trạng căng thẳng và đau rát cổ họng; cùng với đó là các mối đe dọa về hư hại cơ họng, dây thanh quản và phổi; xuất hiện các vấn đề về giọng nói khi sử dụng giọng không đúng cách như giọng nói khàn, khó nghe, bị giật. Và giọng bụng thì hoàn toàn ngược lại, do âm thanh tạo ra từ lực bật của các nhóm cơ trong cơ thể nên không ảnh hưởng nhiều đến thanh quản, từ đó kéo dài tuổi thọ giọng nói.

Giọng mũi và giọng bụng là hai loại giọng khác nhau được xác định bởi những yếu tố cơ bản như cơ chế, cách điều khiển hơi thở, âm thanh phát ra và công cụ sử dụng dẫn đến sự tác động đến sức khỏe người nói.

Nói giọng mũi và giọng bụng

3.2. Nói giọng mũi, giọng bụng và giọng gió

Trong lĩnh vực thanh nhạc và giọng nói, hai khái niệm giọng mũi và giọng gió vẫn khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Giọng mũi như ở trên đã nói thì nó được tạo ra do sự chuyển hướng âm thanh đi lên khoang mũi quá nhiều trong khi nói. Và giọng gió là được tạo ra bằng cách kéo dài và mỏng thanh đới, khi này thanh đới của chúng ta sẽ khép hờ nên giọng nói khi phát ra có phần mỏng và cao.

Về âm thanh thì giọng mũi sẽ mang chất lượng âm thanh có sự cộng hưởng hơn so với giọng gió. Và giọng gió thường được biết đến với âm thanh phát ra có sự mỏng manh, không có độ vang và cao hơn nhưng lại giảm đi sự tự nhiên khi ngân rung và cảm giác vang xa hơn. Vì thế mà nếu lạm dụng giọng gió quá nhiều hay nói quá lâu rất dễ gây hại đến thanh quản của bạn thậm chí là mất tiếng. 

4. Cách nhận biết giọng mũi hiệu quả 

Có rất nhiều cách giúp bạn có thể xác định xem mình có đang rơi vào tình trạng sử dụng giọng mũi quá nhiều hay không. Đầu tiên bạn có thể xác định chúng thông qua âm thanh phát ra lúc nói. Hãy để ý một chút nếu trong lúc nói bạn liên tục bị thiếu hơi cũng như cảm giác âm thanh bị nghẹt lại thì rất có thể bạn đang sử dụng giọng mũi của mình. Hoặc bạn có thể nhờ những người mới quen để đánh giá chất giọng của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể chọn một đoạn văn bất kỳ và đọc thật to phần văn bản đó, đặc biệt lưu ý rằng bịt mũi trong khi đọc. Nếu như âm thanh bạn phát ra không thay đổi quá nhiều so với lúc bình thường và bạn vẫn có thể nói thoải mái khi giữ mũi thì hơi thở, âm thanh của bạn đang được đẩy ra đúng đường miệng. Ngược lại nếu như giọng nói trở nên bí và thay đổi rõ rệt so bình thường thì rất có thể bạn đang sở hữu chất giọng mũi. Đây là cách hữu hiệu nhất để bạn có thể nhận biết giọng mũi nhanh chóng.

Một cách khác để bạn có thể nhận biết giọng mũi và giọng bụng chính là cách giữ mũi và nói một từ bất kỳ. Nếu bạn đang nói giọng mũi thì ngón tay của bạn sẽ có cảm giác rung lên do hơi thở đang cố thoát ra khỏi khoang mũi. Còn nếu ngón tay bạn không có sự dịch chuyển thì có nghĩa rằng âm thanh đang thoát ra đúng hướng rồi đấy.

Nói giọng mũi và giọng bụng

5. Cách khắc phục giọng mũi hiệu quả và sử dụng giọng bụng hiệu quả

5.1. Mở khẩu hình đúng cách khi nói

Muốn tránh việc trong lúc nói sử dụng giọng mũi thì trước hết bạn cần phải có một khẩu hình đúng khi nói. Vậy khẩu hình như thế nào là đúng? Một khẩu hình đúng là bạn sẽ hạ hàm dưới xuống từ 2-3 cm kèm theo đó là việc đẩy cuống lưỡi và nâng vòm họng của mình lên khi nói. Điều này sẽ giúp hơi thở cùng âm thanh từ thanh quản có điều kiện thoát ra từ khoang miệng, không những thế khi có sự va đập âm thanh trong khoang miệng sẽ giúp giọng nói của bạn tròn vành, rõ chữ hơn. Cách này sẽ khắc phục được tình trạng lưỡi của bạn theo thói quen bị đẩy lên chặn ở phần cuống họng làm âm thanh phải đi lên mũi trong khi nói.

Một cách khác giúp bạn có thể sửa được tình trạng giọng mũi của mình chính là việc ngáp thật nhiều mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn nhận thấy rằng vòm miệng mềm sau răng có thể hoàn toàn được nâng lên theo sự kiểm soát của bạn. Thực hành điều ấy mỗi ngày biến nó thành một thói quen và cải thiện giọng mũi của mình.

Tham khảo bài viết: Tại sao cần phải nói giọng bụng

5.2. Việc kiểm soát hơi thở đúng cách.

Một cách hiệu quả giúp bạn sửa được tình trạng giọng mũi của mình và có giọng nói chắc khoẻ hơn chính là tập nói giọng bụng. Tập nói giọng bụng ở đây bao gồm cả cách bạn tập lấy hơi và điều tiết hơi thở của mình. Lưu ý rằng việc tập luyện này sẽ mất khá nhiều thời gian để trở thành thói quen và lúc ban đầu sẽ có phần khó khăn để cảm nhận sự hoạt động của hơi thở.

Đầu tiên, bạn cần lấy hơi thông qua cả hai đường mũi và đường miệng, nhớ rằng hãy hít thở một cách nhẹ nhàng và thả lỏng ngực và vai. Điều này sẽ giúp bạn lấy một lượng hơi lớn và hơi thở thân sự được đi sâu xuống đáy phổi. Cùng với đó, khi hít vào bụng sẽ phình ra để tạo khoảng không cho phổi giãn nở. Dùng lực để gồng chắc và siết chặt cơ bụng nhằm giữ hơi. Sau đó, từ từ đưa hơi ra đều đặn đồng thời bụng xẹp lại, không được quá căng cũng như không được đứt quãng hơi thở. Lúc đẩy hơi thở bạn có thể phát ra âm thanh “xì” để cảm nhận hơi thở đi qua kẽ răng.

Cần nhận biết được mình đang sử dụng giọng mũi không

Và nếu như bạn không nhận biết được rằng mình có đang sử dụng giọng mũi hay không? Hãy tìm đến những nơi uy tín như THALIC VOICE – Học viện Giọng nói và Kỹ năng. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề của mình. Với khoá Level 1: Sửa phát âm – Luyện nói chuẩn, tình trạng giọng mũi, giọng yếu, lý nhí, thều thào… sẽ được cải thiện gọn gàng chỉ sau một khoá học cùng đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về giọng nói, là những MC, BTV của các đài phát thanh – truyền hình uy tín như VTV, VOV, VTVcab,…

Nói giọng mũi và giọng bụng

Trên đây là những chia sẻ của THALIC VOICE về việc nói giọng mũi và giọng bụng cũng như các nguyên nhân và cách cải thiện giọng mũi. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích được bạn trên con đường chinh phục một giọng nói hay, nói chuẩn.

Kiến thức liên quan

12 | Th7

Tại sao cần phải nói giọng bụng?

Giọng bụng là gì? Liệu rằng khi nói bằng giọng bụng thì giọng nói của chúng ta có hay hơn không? Cùng THALIC VOICE tìm hiểu...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng