Hannah Hà Nội
12
Th10
Hannah Hanoi: Giọng nói ngọt ngào khiến quân Mỹ ám ảnh
Được viết bởi Admin
Chia sẻ bài viết

“Xin chào những người lính Mỹ vô danh, tôi là Thu Hương nói chuyện với các bạn trên chiến trường Việt Nam…”. Một lời chào tưởng như đơn giản nhưng khiến những người lính Hoa Kỳ cao to, bặm trợn tham chiến tại miền Nam háo hức mỗi ngày, thậm chí có người sẵn sàng từ bỏ chiến trường chỉ để nghe giọng đọc của Hannah mỗi ngày.

1.  Hannah Hanoi:  Năng lực ngoại ngữ “vượt thời”

Năng lực ngoại ngữ vượt thời

Thu Hương là bí danh của bà Trịnh Thị Ngọc được sử dụng xuyên suốt trong chương trình tuyên truyền đặc biệt của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV “Câu chuyện nhỏ nói với binh sĩ Mỹ”. Bà chọn cái tên Thu Hương nhằm giúp những người Mỹ dễ nhớ nhưng họ “nhái lại” với biệt danh Hanoi Hannah.

Thời thơ ấu, bà Ngọ sinh ra trong một gia đình tư sản, bà là con gái của “ông hoàng thủy tinh Đông Dương” Trịnh Đình Kính. Bà đỗ tú tài khoa Ngôn ngữ Pháp rồi tự học tiếng Anh bên ngoài. Được sinh ra trong một gia đình khá giả giúp bà có nhiều lợi thế trong việc học tiếng ngoại ngữ. Thời đó, chi phí học tiếng Anh không rẻ, khoảng 25 đồng tiền Đông Dương (70.000 VNĐ thời đấy) trong một giờ, ngoài ra mỗi tháng học phí tại trường cũng vài chục đồng, bà Ngọc trở thành người con gái Việt Nam “của hiếm” khi có thể thành thạo hai ngoại ngữ.

Hannah

Khả năng ngoại ngữ thành thạo của mình Thu Hương vinh dự trở thành một trong những phát thanh viên, biên dịch tiếng Anh đầu tiên tại đài VOV. Đài luôn cố gắng mời những chuyên gia phát thanh có tiếng trên thế giới về để huấn luyện, chu  rèn kỹ năng giúp bà có cơ hội phát triển sự nghiệp. Tuy có năng lực ngoại ngữ xuất sắc nhưng bà không tránh khỏi những bỡ ngỡ thuở mới làm việc: “Có tiếng Anh rồi thì tôi đến Đài làm việc rất thuận tiện. Nhưng phải nói bước đầu công của các chuyên gia đào tạo rất lớn. Không những đọc cho đúng giọng mà còn đọc tin ra tin, câu chuyện ra câu chuyện, bình luận ra bình luận. Những cái đó có đặc thù riêng. Cho nên có những người Việt Nam tiếng Anh rất giỏi nhưng nói người ta không hiểu, vì đọc không đúng chất giọng.

Đến năm 1965, bước ngoặt lớn xuất hiện thay đổi hoàn toàn sự nghiệp của bà. Đài VOV hợp tác với Cục Địch vận của Quân đội Việt Nam để phát triển dự án tuyên truyền đặc biệt đến với những người lính Mỹ đang chiến đấu tại chiến trường miền Nam mang tên “Câu chuyện nhỏ nói với binh sĩ Mỹ”. Ngay buổi phát sóng đầu tiên của chương trình, giọng nói ngọt ngào mê mẩn của bà đã đi sâu vào tâm khảm của những người lính Mỹ để rồi cái biệt danh “Hannah Hanoi” gắn liền với chương trình.

2.    Nàng tiên cá Hannah

Nàng tiên cá Hannah

Đây cũng là một biệt danh khác mà bà Ngọ được lính Mỹ ưu ái đặt cho. Đến bây giờ, nhiều cựu binh vẫn còn giữ băng cát sét lưu trữ thu tiếng nói ma mị của nàng tiên cá Hannah. Binh lính Mỹ thời đó sợ giọng nói của bà, sợ những câu chuyện của bà trên sóng phát thanh. Thế nhưng họ vẫn muốn nghe, vẫn mong chờ chương trình của Hannah Hanoi mỗi ngày dù bị cấp trên cấm.

Giống như hình tượng nàng tiên cá trong các truyện thần thoại sử dụng giọng hát để thôi miên con người, Hannah Hanoi sử dụng giọng nói “chết người” trong 30 phút ngắn ngủi của chương trình để cảm hóa, thu phục hàng trăm ngàn binh lính Mỹ. Rất nhiều người trong số họ đã bị cảm hóa bởi giọng đọc của bà và tìm cách thoát khỏi cuộc chiến. Họ còn tìm mọi cách để gửi thư cho Hannah Hanoi. Thậm chí Tổng thống Mỹ J.Kennedy đã thông báo về mối nguy hiểm này rằng: “Việt Cộng đã dùng một giọng nói đàn bà để quyến rũ và làm lung lay tinh thần của đội quân Mỹ ở Việt Nam”.

Kennedy nói về Hannah và Việt Nam

Bà bị gắn mác là ma, là phù thủy ở xứ cờ hoa. Nhưng đối với những chiến sĩ Mỹ, họ coi Hannah như một liều thuốc chữa lành mọi vết thương trên chiến trường, giúp họ vẫn giữ được cảm xúc của một con người sau những khốc liệt tâm lý của chiến tranh.

Dù bà đã qua đời nhưng câu chuyện về bà, về Hannah Hanoi – người phụ nữ có “giọng nói ma quỷ”, “giọng nói huyền thoại” hay “nàng tiên cá của binh sĩ Mỹ” vẫn được nhiều người nhắc đến. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain (người từng là phi công xuất sắc của Hải quân Mỹ và đã bị giam giữ tại Hỏa Lò từ năm 1967 – 1972) sau này đã thừa nhận với báo chí Mỹ rằng ông và các đồng đội đã thường xuyên nghe chương trình phát thanh của Hanoi Hannah trong thời gian tham chiến tại Việt Nam. Tờ New York Times cùng rất nhiều báo chí lớn của Mỹ còn ca ngợi Hanoi Hannah là giọng nói “ma mị, ám ảnh nhất thế kỷ 20”.

3.    Bạn tâm giao của những người lính Mỹ

Bạn tâm giao lính mỹ

“Khi bom rơi ở Hà Nội, tôi đã rất giận dữ. Đối với người Việt Nam, Hà Nội là một vùng đất thiêng. Nhưng kể cả khi đó, khi tôi nói với những người lính Mỹ, tôi vẫn luôn cố gắng bình tĩnh. Tôi chưa bao giờ cảm thấy gay gắt với người Mỹ trên góc độ một dân tộc. Tôi chưa bao giờ gọi họ là kẻ thù, chỉ gọi là đối phương”. Bà Ngọ trả lời khi được hỏi liệu có căm thù lính Mỹ. “Chuyện đã qua, ta hãy để nó qua. Hãy bước đi và trở thành bè bạn. Sẽ có rất nhiều lợi ích nếu chúng ta có thể là bạn bè với nhau. Chẳng có lý do gì để là kẻ thù hết. Tôi luôn mơ ước đặt chân đến San Francisco, Cầu Cổng Vàng và Hollywood.”

Cầu cổng vàng và Tượng nữ thần tự do

Chương trình đặc biệt bà phục vụ đã tuyên truyền những người lính Mỹ theo cách đặc biệt. Bà không yêu cầu họ phải buông súng trở về nhà, những câu chuyện mà bà Ngọ truyền tải cũng rất gần gũi với họ. Bà tìm hiểu những chuyện thường ngày ở đất nước Mỹ, chuyện gia đình của những người lính. Bà kể về tâm sự của người lính Việt sau cuộc chiến, của những người phụ nữ Việt Nam có chồng ở ngoài mặt trận. Con số thương vong của lính Mỹ, tình hình chiến trận cũng được bà cập nhật mỗi ngày. Thậm chí, “Thu Hương” còn gửi lời chúc sinh nhật muộn tới một người lính Mỹ ngay cả khi anh ta đã chết. Nghe lời chúc mừng sinh nhật được gửi tới người đồng đội quá cố từ một người phụ nữ ở phía bên kia chiến tuyến, quả thực là một trải nghiệm “dựng tóc gáy”. Những người lính Mỹ đã âm thầm mang suy nghĩ né tránh những cái chết vô ích trên chiến trường. Họ muốn sống để được nghe lời chúc mừng sinh nhật của Hannah.

Bà luôn khẳng định chương trình mình làm hướng tới lòng yêu nước thuần túy mà không nhuốm màu sắc chính trị: “Tôi chỉ muốn nói về những truyền thống của Việt Nam, làm nguôi đi sự giận dữ của cuộc chiến… để khiến họ cảm thấy muốn từ bỏ vũ khí”.

4.    Người chiến sĩ “không súng”

Người chiến sĩ "không súng"

Những nỗ lực không nghỉ của bà đã góp phần không nhỏ vào niềm vui đại thắng của cả dân tộc. Ngày 30/4/1975 bà vinh dự trở thành người thông báo với thế giới Sài Gòn chính thức được giải phóng, Đất nước Việt Nam sum họp một nhà bằng tiếng Anh. “Bản tin Tiếng Anh phát vào lúc 5h chiều. Hôm đó, đó là bản tin đầu tiên phát đi nước ngoài tin chiến thắng. Tôi là người đọc, vào trong phòng thu đọc thẳng luôn. Mọi hôm thì đọc thu vào để phát đi phát lại, còn hôm đó là đọc tin thẳng luôn. Tôi đọc là: Sài Gòn đã được giải phóng, miền Nam đã được giải phóng hoàn toàn. Tôi rất vui, đọc tin chiến thắng mà”.

Dù không trực tiếp ra trận chiến đấu với bất kỳ tên địch nào nhưng bà xứng đáng trở thành một huyền thoại trong chiến tranh và được cố đại tướng Võ Nguyên Giáp thừa nhận gọi bằng cái tên Hannah Hanoi.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
“NGƯỜI VIỆT NÓI HAY TIẾNG VIỆT”

Giọng nói – Giao tiếp – Tư duy Ngôn ngữ – Nói trước đám đông

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng