Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE
Phát biểu trước đông người luôn là một trong những nỗi sợ tiềm ẩn của nhiều người trong xã hội. Mỗi khi phải thuyết trình trước một đám đông, nỗi sợ ấy lại trỗi dậy khiến bạn toát mồ hôi, tim đập nhanh thậm chí còn chẳng thể nói thành lời. Nhưng đừng quá lo lắng khi kỹ năng thuyết trình trước đám đông hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách luyện tập. Cùng THALIC VOICE tìm hiểu cách biến một người sợ đám đông thành một chuyên gia sử dụng kỹ năng thuyết trình hiệu quả, thu hút với những bí quyết dưới đây.
1. Thuyết trình là gì? Kỹ năng thuyết trình là gì?
Thuyết trình là gì? Thuyết trình được hiểu là việc bạn sẽ trình bày một cách hệ thống và sáng rõ các ý xoay quanh một chủ đề nào đó trước người khác nhằm cho họ hiểu về vấn đề bạn nghiên cứu. Hay nói cách khác bạn sẽ sử dụng khả năng trình bày của mình hướng tới mục đích thuyết phục, cung cấp thông tin cần thiết hay tạo sức ảnh hưởng cho mọi người đối diện.
Còn kỹ năng thuyết trình là gì? Kỹ năng thuyết trình không chỉ đơn giản là bạn sẽ trình bày rõ ràng, bài nói của mình mà còn là tổng hợp của nhiều kỹ năng riêng biệt khác. Tất cả đều nhằm mục đích vận dụng những kiến thức, áp dụng chúng vào quá trình thuyết trình làm sao cho người khác có thể hiểu rõ về nội dung bạn muốn truyền tải mà không thấy chán nản hay thiếu sự tập trung.
Trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực hay công việc, sẽ có nhiều lúc bạn cần phải trình bày ý tưởng, quan điểm của mình trước nhiều mình. Khi ấy, kỹ năng thuyết trình sẽ là vấn đề mang tính quyết định đến sự thuyết phục trong bài trình bày cũng như sẽ đem đến những nguồn động lực mà người nghe sẽ nhận được.
2. Bí quyết giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông hiệu quả.
2.1. Luôn có sự chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng
Đối với nhiều người việc phải đứng trước đám đông thậm chí là điều không hề dễ dàng dù chỉ nói vài câu. Cảm giác lo lắng, hồi hộp và run sợ bao trùm lên tâm trạng. Vậy nên để có thể chia sẻ ý kiến, quan điểm của bản thân mình một cách tự tin nhất, hãy luôn đảm bảo rằng bạn biết mình cần nói gì. Sự cẩn thận chuẩn bị từ trước không bao giờ là thừa cả.
Theo một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc bạn có ý thức chuẩn bị từ nội dung cho đến tinh thần, phương tiện trình bày sẽ giúp giảm tới 75% cảm giác run sợ khi phải thuyết trình trước đám đông. Kể cả những người đã sở hữu kỹ năng thuyết trình trước đám đông thì họ vẫn cần luyện tập rất nhiều trước khi lên phát biểu. Đây dường như là cách luyện tập kỹ năng thuyết trình hiệu quả nhất khi bạn được thực hành trực tiếp.
Con người ta thường chỉ lo sợ khi không biết phải làm gì mà thôi nên hãy chăm chỉ luyện tập, nhận kịch bản thuyết trình từ sớm để luyện tập trước, nắm được những nội dung chính, từ đó có thể nắm bắt điểm trọng tâm của chương trình. Ngoài ra việc này sẽ là một phần trấn an bản thân khi bạn có thể xoa dịu chính mình bằng cách tự nhủ rằng mình biết phải làm thế nào, biết mình phải nói gì.
Ngoài ra, khi luyện tập bạn có thể đứng trước gương trình bày, đối diện với chính mình hay nhờ những người bạn bè, người thân thiết, đồng nghiệp đóng giả làm khán giả cho bạn. Khi ấy, bạn sẽ dần làm quen với cảm giác khi được mọi người chú ý đến, ban đầu những lo âu, sợ hãi là điều không thể tránh khỏi. Nhưng đừng lo đây chỉ là phần tập duyệt mà thôi, bạn hoàn toàn có thể mắc sai làm và nhờ mọi người giúp đỡ để cải thiện trong buổi thuyết trình chính thức, nâng cao kỹ năng thuyết trình của mình hiệu quả.
2.2. Đặt ra mục tiêu tác động đến người nghe.
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao những người diễn giả có thể sử dụng kỹ năng thuyết trình một cách khéo léo để trình bày một vấn đề trước hàng nghìn người, dù thời lượng ngắn hay dài thì bài nói của họ vẫn vô cùng cuốn hút và có ý nghĩa không? Đó là bởi vì họ xác định được mục tiêu chính mà họ muốn gửi đến cho khán giả của mình nên thời lượng có như thế nào cũng không ảnh hưởng tới thông điệp mà họ truyền tải. Thật ra, thuyết trình cũng như một phương tiện truyền thông và người thuyết trình phải dựa vào đối tượng lắng nghe chứ không phải thể hiện cái tôi cá nhân. Vậy nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là khiến cho người khác có thể thay đổi cái nhìn của họ theo chiều hướng tích cực, cung cấp thông tin hay cách giải quyết tốt nhất cho các vấn đề diễn ra. Muốn như vậy bạn cần:
2.3. Xác định được đối tượng mục tiêu
Việc xác định đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn có cơ sở thiết lập thông điệp, nội dung phù hợp nhất nhằm tiếp cận đến họ một cách nhanh và thú vị. Bạn cần bắt đầu bằng cách xác định được mức độ quan tâm, hiểu biết của họ về vấn đề bạn chuẩn bị thuyết trình. Điều này sẽ giúp bạn ước lượng được cách phát triển vấn đề nên đi sâu hay chỉ cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết.
Tuy đây chỉ là bước nhỏ nhưng có thể giúp ích cho bạn tìm ra con đường nhanh nhất đến gần hơn với người nghe, xác định được vấn đề họ đang gặp phải rồi giúp họ tìm cách giải quyết liên quan đến chủ đề.
2.4. Thiết lập một phong thái chuyên nghiệp
Bên cạnh kỹ năng thuyết trình cần có, bạn cần phải thiết lập cho mình một phong thái đứng đắn, chuyên nghiệp. Bởi lẽ phong thái chuyên nghiệp, tự tin mới là chìa khóa giúp bạn sở hữu kỹ năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông. Một người khi tiếp cận thông tin trước hết họ sẽ tiếp nhận người thuyết trình trước. Nói đơn giản có nghĩa là khi người nghe có sự tin tưởng vào bạn thì các nội dung mà bạn trình bày trong bài thuyết trình cũng trở nên đáng tin hơn trong mắt họ. Và ngược lại, họ sẽ dễ mất tập trung và không tin tưởng thậm chí là mâu thuẫn với quan điểm mà bạn đưa ra.
Có một mẹo quen thuộc để bạn có thể lấy được niềm tin từ khán giả đó là khi họ chưa biết gì về bạn thì hãy cung cấp thông tin cho họ. Đằng sau một lời chào ấn tượng, bạn hãy chủ động giới thiệu bản thân mình, thẩm quyền và chuyên môn của bạn liên quan đến chủ đề thuyết trình. Nhự vậy người nghe sẽ xác định được tại sao bạn lại có thể thuyết trình về vấn đề này và nên có thái độ như thế nào với các nội dung mà bạn cung cấp: lắng nghe, phân tích hay chỉ xem qua nội dung.
3. Luôn sẵn sàng với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra
Đây là một điều cần thiết trong kỹ năng giao tiếp thuyết trình trước đám đông bởi lẽ chúng ta không thể biết được chuyện gì sẽ có thể xảy ra và phản ứng của khán giả khi tiếp nhận vấn đề là như thế nào. Các tình huống xảy ra có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, nhưng đối với người có kỹ năng thuyết trình hiệu quả thì luôn cần giữ sự bình tĩnh và bản lĩnh đón nhận vấn đề, tìm cách giải quyết nó theo cách nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhất.
Bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị trước những tình huống, câu hỏi phản biện có thể xảy ra xoay quanh tình huống có thể phát sinh và suy nghĩ những cách giải quyết tiện lợi nhất có thể dễ dàng áp dụng. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, bởi sẽ luôn có những bất ngờ xung quanh chúng ta, có những lúc bạn mắc lỗi mà khó tránh khỏi. Vậy nên hãy cứ lạc quan tiếp nhận nó và dần học cách trải nghiệm, rút kinh nghiệm từ đó.
Đừng quên giao lưu và đặt câu hỏi với khán giả bạn nhé. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả giúp bạn thêm phần thú vị cho buổi thuyết trình cũng như phương pháp hiệu quả trong lúc xảy ra các trục trặc không đáng có. Việc giao lưu, tương tác với mọi người sẽ giúp bạn thêm phần thoải mái mà không phụ thuộc quá nhiều vào giấy hay bảng trình chiếu. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi mở để tăng tính tương tác với người nghe và nhiệm vụ của bạn cuối cùng là chốt lại vấn đề. Kỹ năng thuyết trình hiệu quả cũng đòi hỏi bạn đặt câu hỏi sao cho khéo léo mà theo định hướng ban đầu của nhóm đề ra, việc cùng khán giả thảo luận và tìm ra câu trả lời sẽ khiến họ cảm thấy mình như một phần của bài trình bày mà hào hứng tham gia.
Trong kỹ năng thuyết trình thì kỹ năng xử lý tình huống là một phần khá khó đòi hỏi người thuyết trình phải có đủ kinh nghiệm cùng sự nhạy bén khi nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Yếu tố này thường sẽ yêu cầu họ phải trải qua các tình huống và tự tìm các phương án xử lý thích hợp nhất. Nhưng điều ấy lại rất khó khăn với những ai không quen với việc thuyết trình hay ngại đứng trước đám đông. Vậy tại sao không tham gia khóa học Level 3: Kỹ thuật nói – Thuyết trình ứng dụng trong công việc của THALIC VOICE? Ở đây bạn không chỉ được dạy về cách xử lý tình huống khi thuyết trình và còn cả việc bạn nên nói như thế nào để thuyết phục người nghe tập trung và tin tưởng vào nội dung thông tin mà bạn đang diễn đạt.
4. Đừng luyện tập quá nhiều, chỉ 2 đến 3 lần là đủ
Việc luyện tập và chuẩn bị trước nội dung, tập dượt phần trình bày là bí quyết giúp bạn rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông rất tốt. Bởi lẽ khi bạn có sự chuẩn bị kỹ càng bạn sẽ thêm phần tự tin cũng như kiểm soát được thời gian nói, làm quen với tinh thần của phần trình bày. Ấy thế nhưng việc luyện tập quá nhiều sẽ khiến bạn trở nên không còn hứng thú với nó, thậm chí là chán nản bởi lẽ bạn đã lặp đi lặp lại vấn đề này cả trăm lần. Tâm trạng lúc ấy cũng trở nên chai lỳ và không còn để ý quá nhiều đến khán giả nữa.
Trong buổi thuyết trình sẽ có những phút giây mà bạn tình cờ ngẫu hứng để giải quyết các vấn đề xảy ra hay những ý tưởng độc đáo chợt lóe lên trong đầu khi không biết nói gì. Chính điều này sẽ làm cho buổi trình bày của bạn trở nên thú vị, ấn tượng hơn và là một phần của kỹ năng thuyết trình trước đám đông hiệu quả mà bạn cần biết.
Ngoài ra, bạn cũng nên lập kế hoạch hoàn chỉnh cho buổi thuyết trình của mình từ việc nên mặc gì cho buổi thuyết trình. Một bộ trang phục thoải mái, chuyên nghiệp và phù hợp với bạn sẽ tiếp thêm sự tự tin cho người mặc. Hãy chọn những món thời trang lịch sự kết hợp chúng với nhau tạo nên một tổng thể giúp bạn trở nên nổi bật và phù hợp với chủ đề của buổi thuyết trình. Việc quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong buổi thuyết trình sẽ làm bạn bớt phần lo lắng hơn.
5. Sử dụng hiệu quả giọng nói
Yếu tố quan trọng nhất của kỹ năng thuyết trình chính là giọng nói. Khi trình bày bạn cần phải chuẩn bị một giọng nói đủ to để tất cả mọi người nghe thấy, đủ rõ ràng để mọi người có thể hiểu được và một giọng nói truyền cảm để người nghe thấy được thuyết phục. Vấn đề nói to và rõ ràng đã là điều quá quen thuộc. Nhưng làm sao để phần thuyết trình của bạn tạo điểm nhấn trong lòng người nghe thì đó lại nằm ở yếu tố truyền cảm trong kỹ năng thuyết trình.
Ở vị trí của một người thuyết trình, bạn cần duy trì một tốc độ nói phù hợp, vừa phải, cho phép người nghe có thể dễ dàng tiếp nhận các nội dung mà bạn truyền tải. Giọng nói sẽ toát lên sự tự tin và biến lời nói của bạn trở nên có trọng lượng hơn trong lòng người nghe. Vậy nên hãy điều chỉnh giọng nói chậm lại những chỗ chứa thông tin quan trọng và nhanh chóng lướt qua các dữ kiện không quá cần thiết.
Ngoài ra tông giọng trong kỹ năng thuyết trình cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của phần trình bày. Thông qua đó, người nghe sẽ quyết định cách mà họ nhìn nhận về bạn, ảnh hưởng tới phần lắng nghe về sau. Một tông giọng trầm ấm, điềm tĩnh sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp hơn so với những tông giọng cao, đồng thời bạn cũng sẽ không bị hụt hơi quá nhiều. Tuy nhiên nếu cứ chỉ duy trì một giọng nói trong suốt buổi thuyết trình thì dù tông giọng của bạn có hay đến đâu vẫn chẳng thể níu giữ được sự quan tâm, chú ý của khán giả. Vậy nên hãy tăng sự thuyết phục với bài thuyết trình của mình bằng những từ ngữ quan trọng được nhấn nhá rõ ràng. Điều này sẽ khiến khán giả trở nên hứng thú và dễ ghi nhớ các thông tin quan trọng mà bạn muốn truyền tải.
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông cũng giống như các kỹ năng khác trong giao tiếp, Làm sao để khán giả lắng nghe mình, làm sao để họ bị cuốn vào phần trình bày, làm sao để người nghe tiếp nhận một khối lượng nội dung lớn mà không thấy chán. Đó là cả một nghệ thuật. Và trên đây là những mẹo đặc biệt giúp bạn nâng cao khả năng thuyết trình của bản thân, mong rằng những điều THALIC VOICE chia sẻ cho bạn sẽ có ích.
Tham khảo thêm bài viết: 7 bí mật giúp bạn có cách thuyết trình hay hơn
Các khóa học của THALIC
Hình ảnh lớp học của THALIC