Không ít lần chúng ta nhận được lời mời, lời đề nghị, nhờ vả hết sức phiền toái và khó chịu. Tuy vậy, vì sợ làm mất lòng người khác, nên câu từ chối bao giờ cũng khó nói. Trong bài viết này, THALIC VOICE sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng nghệ thuật từ chối vô cùng hiệu quả trong giao tiếp.

1. Hãy học cách nói “không” 

Tại sao từ chối thường khó khăn đến vậy? Một trong các nguyên nhân lớn nhất chính là do bạn chưa liệt kê những trường hợp bắt buộc phải nói “không”. Danh sách ấy được xem như bản nguyên tắc chung rất rõ ràng nếu bạn muốn từ chối khéo léo. Nhờ nó mà việc từ chối có thể trở nên đơn giản hơn.

Dưới đây là một số trường hợp mà bạn có thể tham khảo thêm:

  • Khi hành động đó vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu khả nghi.
  • Khi điều đó đi ngược lại với định hướng, kế hoạch bản thân ở thời điểm hiện tại.
  • Khi việc đó làm tổn hại tới người khác hoặc tới sinh vật sống khác.

Dĩ nhiên, danh sách của bạn cần được cập nhật theo thời gian. Hơn nữa, liệt kê những tình huống mà bạn phải lựa chọn trong tương lai cũng là một cách rất hay. Chẳng hạn, bạn bè và bạn thân, cha mẹ hay sựa nghiệp,… Rất khó để chọn một trong hai, vậy nên hãy cân nhắc ngay từ bây giờ để thuận tiện cho mai sau.

Bất kỳ ai đưa ra lời đề nghị hoặc lời mời vi phạm danh sách này, bạn hãy thẳng thừng từ chối và không cần nghĩ nhiều đến nó. Bởi đây đều là những nguyên tắc sống của bạn, nên tất cả mọi người phải tôn trọng nó. Tuy nhiên, trong cuộc sống có vô vàn chuyện xảy ra. Nếu tình huống bạn gặp phải không nằm trong danh sách trên, bạn phải từ chối như thế nào?

2. Thể hiện ý muốn từ chối mà không dùng lời nói

Nói một cách đơn giản, bạn vẫn nói có nhưng thể hiện hàm ý từ chối qua nhiều phương thức khác. Trong đó, sử dụng ngôn ngữ hình thể.chính là tuyệt chiêu hiệu quả nhất. Bạn phải nhớ rằng, ngôn ngữ hình thể quyết định tới 55% sự thành công trong giao tiếp.

Nụ cười luôn lan tỏa sự tích cực trong bất cứ trường hợp nào. Bạn có thể từ chối bằng một câu nhẹ nhàng ”À, có lẽ không được rồi!” đi kèm nụ cười áy náy, hoặc “Vâng” cùng nụ cười ngại ngùng phân vân để họ hiểu ý nghĩ của bạn. Đồng thời, bạn có thể kết hợp thêm ánh mắt, tư thế để thể hiện sự bất tiện của bản thân.

Từ chối khéo léo trong giao tiếp

3. Nghệ thuật từ chối kèm theo lời xoa dịu

Lời từ chối có thể khiến đối phương đau lòng, do đó lúc này bạn cần một lời nói tương đương với câu đồng ý để xoa dịu cảm xúc của họ. Điều đầu tiên bạn cần làm chính là bày tỏ sự đồng cảm của mình và nói ra nguyên nhân.

Ngay sau đó, hãy đưa cho họ một giải pháp thay thế cho sự giúp đỡ của bạn, một người khác có thể vào vị trí này hoặc một dịp nào đó mà bạn có khả năng giúp đỡ. Nếu như họ liên tục năn nỉ, bạn có thể chấp nhận lời đề nghị làm một phần việc nhỏ. Cố gắng bóc tách các đầu công việc ra và bạn sẽ tìm ra phần việc mình có thể đỡ cho họ.

4. Đừng vội nhận lời hoặc từ chối

Mỗi khi một người nào đó ngỏ ý, bạn có thể tận dụng yếu tố thời gian để né tránh trả lời trực tiếp, chẳng hạn “Việc quan trọng nhỉ? Để tớ xem lại lịch một lát rồi báo lại sau nhé”. Hành động này sẽ phát tín hiệu tới đối phương rằng bạn cũng đang có những công việc, kế hoạch riêng.

Không chỉ vậy, nó cũng sẽ tạo ra một khoảng nghỉ để bạn cân nhắc trước khi quyết định. Sau khi kiểm tra lại lịch trình, câu đồng ý lúc này sẽ có giá trị gấp vạn lần so với việc nhận lời ngay từ đầu. Điều quan trọng là bạn phải luôn thể hiện thái độ sẵn lòng giúp đỡ.

5. Nghệ thuật từ chối: thẳng thắn chia sẻ

Sự thật thì thường mất lòng, nhưng đôi lúc chỉ cần như vậy là đủ. Thẳng thắn chia sẻ lý do khiến đối phương cảm nhận được sự tôn trọng mà bạn dành cho họ. Vậy nên, chắc chắn họ sẽ đáp lại bằng sự cảm thông không hề than trách. Hơn nữa, trong cuộc sống chúng ta luôn luôn cần sự sòng phẳng và chân thành. Một lời từ chối xuất phát từ đáy lòng sẽ khiến mọi người cảm thấy dễ chịu hơn sự thảo mai rất nhiều.

Thẳng thắn chia sẻ là một cách trực diện giúp người

Từ chối khéo léo là kỹ năng vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Để nâng cao kỹ năng này hơn, cũng như trau dồi mọi kỹ năng giao tiếp khác, bạn có thể tham khảo một số khóa học tại THALIC VOICE!

Kiến thức liên quan

10 | Th10

Kỹ năng thuyết phục quan trọng như thế nào?

Giao tiếp luôn là nền tảng của các mối quan hệ xã hội. Một người được đánh giá là biết nói chuyện, giao tiếp tốt...
Xem chi tiết

06 | Th10

Làm cách nào để vượt qua áp lực công việc?

Áp lực công việc là một điều đã không còn hiếm gặp ở thời điểm hiện tại. Khối lượng công việc đang trở nên lớn...
Xem chi tiết

04 | Th10

Những điều thú vị về phong cách giao tiếp

Trong đời sống, giao tiếp là hoạt động thiết yếu đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi con người. Có thể bạn được...
Xem chi tiết

26 | Th9

BÍ MẬT: Thu hút người nghe với 3 cách luyện giọng nói truyền cảm

Giọng nói là một yếu tố đặc trưng khiến người khác nhớ đến khi giao tiếp. Giọng nói truyền cảm luôn là một sự ghi...
Xem chi tiết

13 | Th7

Luyện giọng nói: 5 Điều cần làm

Một giọng nói hay giúp bạn đạt thành công, làm chủ cuộc sống của mình. Để luyện giọng nói hay, bạn nhất định phải ghi...
Xem chi tiết

13 | Th7

7 Phương Pháp Rèn Luyện Sự Tự Tin Giao Tiếp Trước Đám Đông

THALIC VOICE sẽ chỉ cho bạn phương pháp để khắc phục sự lo lắng khi giao tiếp, đối mặt nhiều người và rèn luyện sự...
Xem chi tiết

13 | Th7

5 bí quyết giao tiếp khôn ngoan bạn phải biết

Cùng THALIC VOICE tìm hiểu về 5 bí quyết giao tiếp khôn ngoan ai cũng nên đọc một lần nhé nếu bạn muốn tiến xa...
Xem chi tiết

12 | Th7

Tại sao bạn nên cải thiện Giọng nói, Kỹ năng giao tiếp, Thuyết trình sớm

Đây chính là lý do tại sao bạn nên cải thiện giọng nói, nâng cao kỹ năng giao tiếp, phát triển kỹ năng thuyết trình, diễn...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng