Văn hóa giao tiếp Nhật Bản
17
Th10
Văn hóa giao tiếp Nhật Bản: Cúi đầu nhưng cao sang
Được viết bởi Admin
Chia sẻ bài viết

Nhật Bản luôn được biết đến như một quốc gia có nhiều địa điểm du lịch, phong cách thiên nhiên tuyệt vỹ, kỳ ảo. Chưa hết, quốc gia được mệnh danh là xứ sở hoa anh đào này còn được nhiều du khách nước ngoài cảm phục với văn hóa giao tiếp Nhật Bản.

Nếu lần đầu tiên giao tiếp với người Nhật, bạn chúng ta sẽ thấy bất ngờ vì những cử chỉ nghiêm chỉnh và rất tế nhị của họ. Đôi lúc, chúng ta cũng cảm thấy khó hiểu về những cử chỉ ấy. Tuy nhiên, điều đó lại là đặc trưng nổi bật trong văn hóa ứng xử của người Nhật. Hiện nay, rất nhiều quốc gia khác đang coi đó là mô hình để học tập. 

1. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản biến lời nói như hoa anh đào

Lời nói đẹp như hoa anh đào

Nhật Bản luôn được coi là đất nước xứ sở hoa anh đào, loài hoa luôn phủ khắp đất nước vào mùa xuân. Hoa anh đào biểu tượng cho tinh thần kiên cường, bất khuất, ý chí Samurai, những bông hoa mọc thành chùm thể hiện cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong con người. Chưa hết hoa anh đào còn mang một chút dư vị trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, nó thể hiện sự khiêm nhường nhưng luôn toát thần thái thanh cao.

Hoa anh đào mang dư vị của sự khiêm nhường

“Lời chào cao hơn mâm cỗ” luôn là biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật. Tất cả lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Theo một quy luật không thể thay đổi trong văn hóa giao tiếp, những người kém tuổi luôn luôn “kính lão đắc thọ” với người hơn tuổi, ngoài ra họ còn thể hiện sự rạch ròi đối với giới tính, địa vị trong xã hội của những người tham gia giao tiếp.

Cúi chào là văn hóa của người nhật

2. Sẵn sàng nói lời cảm ơn và xin lỗi

Văn hóa giao tiếp của Nhật luôn bao gồm lời cảm ơn và xin lỗi

Văn hóa giao tiếp của người Nhật luôn đề cao sự thoải mái, dễ chịu. Họ không bao giờ muốn tạo sự phiền hà, phức tạp trong khi giao tiếp, luôn nhẫn nhịn cảm xúc cá nhân cho dù bản thân phải đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống. Họ không muốn trở thành kẻ đáng ghét, lố bịch trong mắt đối phương nên mỗi lời nói, cử chỉ thậm chí thúc giục đều mang sự nhẹ nhàng, lịch sự tối đa.

Khi có dịp đến nhà người khác, họ luôn thể hiện sự biết ơn. Nếu được chủ nhà chủ động mời vào, người khách luôn phải nói “cảm ơn, rất hân hạnh” và bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu như gây phiền hà và không thể ra ngoài sớm họ phải ngay lập tức nói “lời xin lỗi và xin lượng thứ”. Trước khi chính thức ra về, người khách tiếp tục phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà để bày tỏ sự biết ơn, kính cẩn.

3. Thông điệp qua hành động:

Văn hóa giao tiếp Nhật

Không chỉ qua lời nói, người Nhật còn sở hữu văn hóa trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ hình thể sành sỏi. Họ cho rằng việc nhìn thẳng vào mắt thể hiện sự thiếu lịch sự . Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản luôn mang đến sự chuẩn mực, đề cao sự tinh tế và trang trọng.

Ngôn ngữ hình thể là một biểu hiện của văn hóa Nhật Bản

Khi giao tiếp với nhau để bàn bạc về công việc, người Nhật sẽ chú trọng vào vấn đề chuyên môn hơn bất kỳ vấn đề ngoài lề nào khác, họ sẽ tỏ ý không hài lòng nếu đối phương liên tục đùa phiếm hay không tập trung vào vấn đề qua ánh mắt hay điệu bộ khẽ cười mỉm. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.

Phụ nữ Nhật cũng được đánh giá phẩm chất khắt khe qua như hành động, cử chỉ khi giao tiếp với người lạ. Một người phụ nữ đức hạnh sẽ thường lặng im và nhìn đi chỗ khác khi nói chuyện với người mình gặp lần đầu. Ngược lại, họ sẽ bị đánh giá như một người không đàng hoàng, thiếu đức hạnh nếu như ánh mắt họ không rời đối phương khi nói chuyện.

Văn hóa giao tiếp Nhật Bản thực sự rất đặc biệt

Việc hiểu biết các chuẩn mực xã hội và giao tiếp của mỗi nền văn hóa quốc gia khác nhau sẽ là cơ hội tốt để chúng ta phát triển những mối quan hệ xuyên biên giới, đặc biệt sẽ cực kỳ hữu dụng nếu bạn đang theo đuổi con đường kinh doanh, môi trường đề cao “lòng tin” và “mối quan hệ”. THALIC hi vọng qua bài viết này, độc giả phần nào có hiểu biết thêm về văn hóa của người Nhật. Biết đâu một ngày nào đó khi làm việc cùng người Nhật, những thông tin này trở nên hữu ích khi có thể gây được thiện cảm với họ.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
“NGƯỜI VIỆT NÓI HAY TIẾNG VIỆT”

Giọng nói – Giao tiếp – Tư duy Ngôn ngữ – Nói trước đám đông

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng