Giọng nói yếu hụt hơi sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải nói nhiều, âm thanh phát ra nghe thều thào và rời rạc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến bạn trong việc duy trì các cuộc nói chuyện cũng như gây ra không ít những bất lợi trong những buổi diễn thuyết, thảo luận. Vậy nguyên nhân do đâu và cách cải thiện tình trạng này thế nào. Cùng THALIC VOICE tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Nguyên nhân do đâu dẫn đến giọng yếu nói hụt hơi

Giọng nói yếu, hụt hơi là sự suy giảm chất lượng giọng nói và có thể xảy ra khi cơ thể của bạn bị suy yếu hay thiếu năng lượng trong quá trình tạo ra âm thanh. Tình trạng này diễn ra do sự thay đổi chức năng của các nếp gấp ở thanh quản. Từ đó mà ảnh hưởng tới vùng rung của âm thanh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giọng nói yếu, hụt hơi. Lý do đơn giản nhất là do bạn lấy hơi sai cách nên âm thanh mà bạn phát ra chưa tròn vành, rõ chữ cũng như cột hơi của bạn còn nông, chưa đủ vững. Tuy nhiên, việc giọng nói của bạn đột nhiên trở nên yếu, hụt hơi cũng có thể là triệu chứng của các bệnh như:

– Viêm thanh quản: Các sắc thái cùng với chất lượng của âm thanh phát ra được điều chỉnh bởi các cơ bên trong thanh quản, hình dạng cũng như là sức căng của dây thanh âm khi có luồng không khí đi qua. Khi dây thanh quản bị viêm, nó sẽ làm giọng của bạn bị ảnh hưởng dẫn đến giọng nói yếu, hụt hơi kèm thêm các triệu chứng ho khan, đau rát họng, khản tiếng…

– Hạt xơ dây thanh: Khi dây thanh quản phải hoạt động quá mức (nói nhiều, la lớn,..) sẽ làm cho nắp thanh môn không được đóng kín. Tình trạng này sẽ dẫn đến khản tiếng kéo dài, giọng nói yếu, hụt hơi và nhanh bị mệt khi nói.

– Bị tổn thương dây thần kinh thanh quản: Dây thành kinh thanh quản có chức năng chi phối giọng nói. Vì thế khi chúng bị tổn thương hay bị liệt sẽ không thể tạo nên một giọng nói trong trẻo, thay vào đó là hiện tượng giọng thều thào, thiếu sức sống…

2. Giọng nói yếu hụt hơi ảnh hưởng như thế nào?

Nếu bạn chỉ bị khan tiếng, nói hụt hơi, giọng yếu chỉ trong thời gian ngắn do triệu chứng của bệnh cảm cúm, viêm thanh quản thì nó sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn. Nhưng ngược lại, nếu giọng nói yếu, hụt hơi ám ảnh bạn trong một thời gian dài thì chắc chắn tác động của nó đến đời sống thường ngày của bạn là không hề nhỏ. Cụ thể:

Gây ra những khó khăn trong giao tiếp: Một giọng nói yếu, hụt hơi, âm thanh phát ra không rõ không những khiến bạn phải tốn nhiều sức hơn trong khi nói mà còn làm cho người đối diện không hiểu được điều bạn đang nói, đôi khi còn khó chịu vì điều này.

Gây ra những ảnh hưởng đến tâm lý: Việc nói chuyện một cách khó khăn khiến cho nhiều người cảm thấy mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp với mọi người. Từ đó mà trong lòng luôn xuất hiện tâm trạng lo âu khi phải nói chuyện với người khác, mối quan hệ của họ cũng trở nên hẹp dần.

Giảm hiệu suất làm việc: Đối với một số công việc cần phải nói nhiều như diễn viên, giáo viên hay telesale… thì chuyện giọng nói yếu, hụt hơi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của họ, thậm chí còn phải bỏ nghề vì không thể đáp ứng yêu cầu về giọng nói. 

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp: Do việc ngại giao tiếp nên tuyến nước bọt sẽ hoạt động kém dần. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Đây chính là nguyên nhân gây ra mùi trong hơi thở hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp trong cơ thể. 

3. Cách khắc phục giọng nói yếu hụt hơi

Tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến giọng nói yếu, hụt hơi mà sẽ có cách khắc phục khác nhau. Trong trường hợp bạn bị khàn giọng, hơi bị yếu do nói quá nhiều thì điều tốt nhất bạn nên làm là nghỉ ngơi để cho dây thanh quản hồi phục. Đồng thời, bạn cũng có thể áp dụng một số cách khắc phục dưới đây để cải thiện tình trạng giọng nói yếu hụt hơi của mình nhanh hơn:

3.1. Luyện lấy hơi đúng cách 

Muốn cải thiện giọng nói yếu, hụt hơi thì bước đầu tiên bạn cần làm là kiểm soát hơi thở thật tốt. Việc lấy hơi từ bụng sẽ có tác dụng giúp chúng ta có một cột hơi dày và dài hơn. Vậy cách thở bằng bụng như sau: Đặt tay lên bụng của bạn, một tay trên ngực, khi hít vào cố gắng đẩy hơi xuống bụng (dùng ý thức để phình bụng lên). Chú ý giữ ngực và vai của bạn ở nguyên vị trí và bắt đầu từ từ thở ra bằng miệng.

Đây là một phương pháp tốt để cải thiện giọng nói của bạn nhưng cần sự luyện tập thường xuyên để biến nó trở thành một thói quen. Bởi từ trước đến nay, hầu hết chúng ta đều quen với cách lấy hơi từ ngực (khi lấy hơi ngực phồng ra). Cách lấy hơi này không sai nhưng khi bạn phải nói nhiều thì việc nhướn vai và phình to ngực sẽ khiến bạn rất mệt, khó có đủ hơi để giao tiếp. Cùng với đó khi bạn lấy hơi ở ngực để nói, lượng hơi thường sẽ nông không đủ để bạn thực hiện nói một câu dài vì thế mà khi nói đến cuối cùng thường xuất hiện tình trạng hụt hơi.

3.2. Mở khẩu hình vừa đủ khi nói

Khi nói mà bạn cảm thấy giọng mình bị run, yếu hay hụt hơi thì rất có thể là do bạn mở khẩu hình miệng quá to hoặc quá nhỏ. Lúc này thì bạn chỉ cần điều chỉnh lại khẩu hình mình sao cho phù hợp bằng cách mở miệng theo chiều rộng, tức là hàm dưới của bạn sẽ đi xuống , đồng thời khớp nối của hàm trên và cả hàm dưới sẽ mở ra. Chú ý là hạn chế việc mở miệng theo chiều ngang bởi điều này sẽ làm âm thanh phát ra bị bẹp và méo. 

Cách mở khẩu hình đúng chuẩn khi nói là hãy cố gắng hạ thấp hàm dưới xuống từ 2-3 cm. Cách này không chỉ giúp bạn cải thiện được tình trạng yếu, hụt hơi của bản thân mà còn giúp âm thanh bạn phát ra có phần rõ ràng và tròn vành, rõ chữ hơn.

3.3. Thoải mái thanh quản khi nói

Cách khắc phục tiếp theo sẽ xuất phát từ thói quen khi sử dụng thanh quản của bạn. Trong khi nói, thanh quản là điều rất quan trọng, mang yếu tố quyết định đến chất lượng âm thanh và giọng nói mà bạn phát ra. Rất nhiều người có thói quen hạ thấp thanh quản hay nhướn cao thanh quản hơn khi nói. Việc làm này sẽ không khiến giọng của bạn trở nên vang hay trong trẻo hơn mà ngược lại còn khiến giọng nói của bạn trở nên yếu hơn, dễ hụt hơi và mệt hơn. Nếu thực hiện trong một thời gian gian rất có thể gây nên những tổn thương cho dây thanh.

Do đó, khi giao tiếp hãy giữ thanh quản của bạn thật thoải mái, tránh trường hợp rướn giọng hay gân cổ lên để giọng nói to hơn. Thay vào đó hãy sử dụng giọng bụng với lực bật của hơi thở làm cho âm thanh rõ ràng hơn mà chẳng hại đến dây thanh quản.

3.4. Tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài

Đôi khi việc luyện tập tại nhà rất khó khăn đối với người bị giọng nói yếu, hụt hơi bởi họ không nhận thức được những lỗi họ đang gặp phải và không biết cách để cải thiện nó cho hiệu quả. Bởi lẽ khi nhận ra vấn đề của mình thì cũng là khi vấn đề đó đã trở thành thói quen khó thay đổi. Lúc này, bạn nên có những người hướng dẫn và “giám sát” bạn trong quá trình cải thiện giọng nói, một người có khả năng nhận ra những sự thay đổi trong tình trạng giọng yếu hụt hơi của bạn. Ấy thế nhưng điều này lại khá khó bởi lẽ không phải ai cũng có chuyên môn và am hiểu để giúp bạn trong cách khắc phục giọng yếu hụt hơi. Từ đó mà nhiều học viện giọng nói ra đời.

Ngoài kia có rất nhiều các trung tâm về giọng nói và THALIC VOICE là một lựa chọn tốt dành cho bạn. Với đội ngũ giáo viên là những MC, BTV chuyên nghiệp với chuyên môn cao, kỹ năng sư phạm vững cùng một lộ trình học chuyên biệt rõ ràng, bạn sẽ cải thiện được tình trạng giọng của mình một cách nhanh chóng nhất. Đặc biệt tại khóa học Level 1: Sửa phát âm – Luyện nói chuẩn sẽ là khóa học phù hợp giúp bạn cải thiện giọng yếu hụt hơi cùng với đó là khắc phục những lỗi cơ bản trong giọng nói như nói ngọng, giọng địa phương và kiểm soát tốc độ nói hiệu quả. Bên cạnh đó là khoá Level 2: Giọng nói nâng cao và Ứng dụng vào giao tiếp thì không chỉ dừng lại là việc cải thiện giọng nói nữa mà còn hướng đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp và ứng giọng nói vào cuộc nói chuyện hàng ngày hiệu quả.

Tình trạng giọng nói yếu, hụt hơi có thể xảy ra do một số thói quen hàng ngày nhưng đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý trong cơ thể. Vậy nên nếu giọng bạn đột nhiên bị yếu, hụt hơi mà diễn ra theo tần suất nhiều thì bạn nên đi thăm khám kịp thời để tra rõ nguyên nhân và có biện pháp cải thiện tốt nhất. Mong rằng những thông tin mà THALIC VOICE chia sẻ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng giọng nói yếu hụt hơi của mình.

Kiến thức liên quan

17 | Th5

3 BÀI TẬP giúp bạn SỬA NÓI LẮP

Nói lắp là tật rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trôi chảy, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống...
Xem chi tiết

17 | Th5

12 cách giao tiếp giỏi cùng BTV truyền hình

Giao tiếp là một hoạt động mà tất cả mọi người ở tất cả mọi ngành nghề đều thực hiện mỗi ngày. Tuy là một...
Xem chi tiết

11 | Th5

10 phương pháp giúp bạn sở hữu giọng nói truyền cảm hơn

Ngoài ngoại hình, giọng nói là một yếu tố rất dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác khi tiếp xúc. Rất nhiều người...
Xem chi tiết

23 | Th4

Ngọng L-N hoàn toàn có thể sửa nếu có phương pháp đúng đắn!

Ngọng L-N là một tật phát âm phổ biến ở nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tật phát âm này phổ biến đến mức nhiều...
Xem chi tiết

16 | Th4

Sửa âm sắc địa phương O và E không khó như bạn nghĩ!

Việc phát âm không chuẩn nguyên âm do âm sắc địa phương là điều phổ biển, đặc biệt là bẹt O và E. Vậy chúng...
Xem chi tiết

24 | Th11

Biến giọng nói và ngôn từ trở thành “vũ khí” cá nhân

Giọng nói và ngôn từ của mỗi người là một bức tranh tinh tế về bản sắc cá nhân. Mỗi chúng ta sinh ra đều...
Xem chi tiết

13 | Th7

Luyện giọng nói: 5 Điều cần làm

Một giọng nói hay giúp bạn đạt thành công, làm chủ cuộc sống của mình. Để luyện giọng nói hay, bạn nhất định phải ghi...
Xem chi tiết

13 | Th7

5 cách giúp bạn có giọng nói quyền lực

Sở hữu một giọng nói quyền lực giúp bạn chinh phục đỉnh cao thành công, khẳng định vị thế của chính mình với người đang...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng