Đối với bạn sinh viên lần đầu tiên đi làm hay đang chuẩn bị hồ sơ để phỏng vấn xin các công việc intern, full-time hay part-time thì chắc hẳn vẫn đang loay hoay không biết viết CV sao cho chuẩn và thu hút trong khi kinh nghiệm còn hạn chế. Vậy thì để THALIC VOICE chia sẻ cho các bạn cách viết CV xin việc như thế nào cho chuyên nghiệp và thể hiện được hết điểm mạnh của bản thân.

1. CV nghĩa là gì?

Nếu như lần đầu tiên đi xin việc chắc chắn bạn sẽ không khỏi thắc mắc CV trong lời kêu gọi ứng tuyển của các đơn vị tuyển dụng là có ý nghĩa gì? CV là từ viết tắt của cụm “Curriculum Vitae” trong tiếng Anh và dịch sang tiếng Việt có nghĩa là bản sơ yếu lý lịch.

Trên thực tế, CV đơn giản là một bản tóm tắt lại những thông tin quan trọng nhất của một ứng cử viên khi đi xin việc với các nội dung cơ bản: thông tin cơ bản (họ và tên ứng viên, số điện thoại, nơi ở, địa chỉ email…); trình độ học vấn; những kinh nghiệm làm việc trước đây và đánh giá các kỹ năng liên quan đến công việc ứng tuyển…Để qua cách bạn viết CV xin việc nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về ứng viên của mình cũng như có các đánh giá cơ bản trước khi gửi lời mời phỏng vấn.

Hiện nay thì CV đã trở thành một phần cực kỳ quan trọng mang yếu tố quyết định và không thể thiếu được trong một bộ hồ sơ xin việc. Thông thường CV sẽ được gửi online trước khi được nhà tuyển dụng lựa chọn và lên lịch hẹn gặp mặt trực tiếp. Nếu như CV của bạn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng thì bạn sẽ nhận được cơ hội để tham gia buổi phỏng vấn.



Viết CV khi xin việc như thế nào

2. Vai trò của CV khi đi tìm kiếm việc làm

2.1. Đối với ứng viên

Đối với mỗi ứng viên thì CV hay đơn xin việc cũng như một hình thức để bạn giới thiệu bản thân với doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển. Một bản CV có chất lượng sẽ giúp người tìm việc có thể ghi điểm mạnh mẽ với nhà tuyển dụng thông qua những mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng hay các kinh nghiệm đã tích lũy được trong suốt quá trình làm việc. Cách viết CV xin việc của bạn càng được đầu tư, chỉn chu thì càng chứng minh được rằng bạn đang thật sự nghiêm túc với công việc này, có thể sẵn sàng hết lòng vì công ty.

2.2. Đối với các tuyển dụng 

Cùng với đó, đối với các nhà tuyển dụng thì CV cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp quá trình sàng lọc các ứng viên trở nên thuận lợi hơn. Thông qua những chiếc CV, họ cũng sẽ nắm bắt được các thông tin sơ lược của ứng viên, từ đó so sánh với những tiêu chí đã đặt ra và tìm kiếm các ứng viên phù hợp.Từ đó có thể dễ dàng tiết kiệm được thời gian mà vẫn đáp ứng được nguồn lực cho công ty. Đây là 2 tiêu chí hàng đầu của mỗi công ty khi đưa ra cách áp dụng nộp CV online.



tầm quan trong của viết CV xin việc

3. Cách viết cv xin việc cho sinh viên

Đối với những bạn hiện vẫn còn là sinh viên hay kể cả những bạn đã ra trường thì việc viết CV xin việc làm sao cho ấn tượng và ghi điểm với nhà tuyển dụng lại là vấn đề khá khó khăn. Vậy nên cùng THALIC VOICE tìm hiểu bí quyết trong cách viết CV xin việc chuyên nghiệp dành cho người chưa có kinh nghiệm nhé.

3.1. Mục tiêu nghề nghiệp ghi điểm

Trong cách viết CV dành cho các bạn sinh viên mới ra trường thì chính mục tiêu nghề nghiệp được trình bày sẽ là dấu ấn quan trọng giúp nhà tuyển dụng có thể thấy được sự trân trọng, tập trung và quyết tâm theo đuổi sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực này. Hầu hết những bạn có CV được lựa chọn vào phòng phỏng vấn trực tiếp sẽ thường có phần định hướng nghề nghiệp tương đối ngắn gọn nhưng đủ sức thuyết phục và thể hiện được rõ những khao khát nghề nghiệp. Tuy nhiên bạn cũng chẳng thể đơn giản hoá nó quá mức bằng những câu tuyên bố mang tính vô căn cứ.

Thay vào đó, hãy biến những câu nói tóm tắt thành những lời khẳng định chắc chắn và có liên quan đến công việc hiện tại. Những câu khẳng định ấy phải đảm bảo các tiêu chí: Xuất hiện ngay ở trên đầu CV của bạn, độ dài khoảng từ 2-4 câu đơn; có thể trình bày khái quát về tình hình hiện tại của bạn “Tôi vừa tốt nghiệp chuyên ngành… (Tôi đang theo học ngành…)”. Luôn giữ giọng điệu tích cực và nhiệt huyết. Cuối cùng là trình bày cụ thể và chi tiết về những điều mà bạn mong muốn ở một công việc “Tôi mong muốn tìm kiếm một công việc với tư cách là một… trong lĩnh vực…”

Một gợi ý nho nhỏ trong cách viết CV xin việc cho các bạn sinh viên đó là hãy chia mục tiêu của bạn thành 2 ý là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn:

Mục tiêu ngắn hạn chính là những điều mà bạn muốn học, muốn trau dồi thêm các kỹ năng mà bản thân chưa hoàn thiện.

Còn mục tiêu dài hạn chính là những giá trị mà bạn sẽ có thể tạo ra cho công ty cũng như những hy vọng thăng tiến trong sự nghiệp và phát triển bản thân mỗi ngày.

Đặc biệt lưu ý đừng nên viết chung chung để ứng tuyển trong mọi vị trí công việc, hãy viết nó liên quan nhiều hơn đến lĩnh vực bạn ứng tuyển. Cái  mà nhà tuyển dụng cần chính là mục tiêu của ban trong vị trí công việc này chứ không phải những mục tiêu xa vời mà bạn có thể copy vào bất cứ chức vụ nào.

3.2. Các thông tin cá nhân đầy đủ

Việc trình bày đầy đủ các thông tin cá nhân là điều đầu tiên và cơ bản nhất trong cách viết CV xin việc. Bởi lẽ đây là điều thể hiện tiêu chuẩn chung và được yêu cầu bởi tất cả nhà tuyển dụng. Thế nhưng, bạn cũng cần lưu ý rằng bạn không nên liệt kê những thông tin mang tính quá cá nhân như tính cách, tình trạng hôn nhân hay giới tính của bạn. Và cũng đừng quên rằng các chi tiết cá nhân của bạn cần đảm bảo đặt rõ ràng ở phần đầu của CV và không chiếm quá nhiều diện tích.

Các thông tin mà bạn cần đề cập đến như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ liên hệ khi cần. Người tuyển dụng cũng sẽ dựa vào các thông tin ấy để có thể liên hệ với bạn khi CV của bạn thông qua vòng đơn và được hẹn lịch phỏng vấn và thông báo trúng tuyển.

Khi trình bày ở phần này, bạn không nên: Lấy ảnh tự sướng hay những ảnh không rõ mặt để làm profile, sử dụng các từ ngữ viết tắt, viết theo phong cách teencode hay để những email không được chín chắn (như congchuabongbong@gmail.com…). Đừng trở nên ác cảm trong mắt nhà tuyển dụng chỉ với những lỗi nhảm nhí như thế này.

Trong CV điền các thông tin cá nhân đầy đủ

3.3. Trình độ học vấn

Đây là mục mà bạn sẽ không thể bỏ qua trong khi viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường. Trình độ học vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được mối liên hệ giữa chuyên môn của bạn hiện tại với công việc mà bạn sắp gắn bó. Đồng thời, bạn cũng đừng bỏ quên những chứng nhận mà bạn đã tham gia ở các khoá học bên ngoài. Điều này sẽ chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người ham học hỏi, cố gắng để hoàn thiện các kỹ năng và tìm hiểu các kiến thức mới bên ngoài nhằm phát triển bản thân, hỗ trợ cho công việc tương lai. 

Thứ tự cách viết phần trình bày học vấn cần phải được sắp xếp từ hiện tại đến quá khứ. Nếu như là CV dành cho sinh viên hay những bạn mới ra trường thì hãy bắt đầu từ những bằng cấp đại học và cao đẳng của mình. Bạn hãy tập trung nhiều hơn vào phần điểm số, chuyên ngành và các trải nghiệm thực tế mà bạn đã được tham gia. Ghi chúng thật ngắn gọn và đừng quên nếu có bất kỳ giải thưởng hay học bổng mà bạn đạt được trong quá trình học thì hãy thể hiện nó thật tự hào nhé.

Một mẹo khác dành cho những bạn chưa tốt nghiệp thì cách viết CV xin việc của bạn có thể đảo thứ tự của mục “kinh nghiệm làm việc” và “trình độ học vấn” cho nhau. Điều này sẽ khiến phần học vấn của bạn trở nên nổi bật và trở thành thứ đầu tiên mà nhà tuyển dụng chú ý đến khi bạn chưa có bất kỳ cơ hội “chinh chiến” thực tế nhiều.

3.4. Kinh nghiệm làm việc

Nếu trong quá trình học của mình, bạn đã có cho mình những kinh nghiệm thực tế vừa đi học vừa đi làm song song, thì chắc chắn đây sẽ là điểm công rất lớn dành cho bạn khi đi ứng tuyển. Bởi lẽ việc bạn đã quen với môi trường công sở ngay từ khi chỉ còn là sinh viên, làm cho nhà tuyển dụng có đánh giá tích cực về bạn. Hãy tìm cách viết kinh nghiệm trong CV xin việc sao cho nó thể hiện một cách rõ ràng và làm nổi bật lên những điều mà bạn học được, những đóng góp mà bạn đã đem lại cho công việc. Cấu trúc đơn giản của trong phần kinh nghiệm làm việc cần nêu: 

  • Tên công ty hoặc tổ chức mà bạn làm việc, ngày/tháng/năm bạn đảm nhận công việc và chức danh công việc bạn phụ trách.
  • Nêu rõ vai trò của bạn tại vị trí công việc đó
  • Các tóm tắt về trách nhiệm cụ thể mà bạn đã được giao, những thành quả mà bạn đã đạt được.
  • Những kỹ năng mà bạn đã học hỏi, trau dồi trong suốt quá trình làm việc

Những nếu như bạn là một sinh viên mới ra trường hay vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà chẳng có bất kỳ kinh nghiệm nào thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi nếu nhà tuyển dụng chấp nhận xét duyệt một ứng viên là sinh viên hay người mới ra trường thì cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ không đòi hỏi quá nhiều về phần kinh nghiệm làm việc.

Và cách viết kinh nghiệm trong CV xin việc dành cho bạn chính là những kinh nghiệm mà bạn đã học được khi tham gia câu lạc bộ, thực tập sinh hay những dự án sinh viên mà bạn đã tham gia trong suốt quá trình học để nhà tuyển dụng có thể thấy được tiềm năng mà bạn đang có. Và nhớ rằng đừng chỉ liệt kê các việc bạn làm mà hãy đúc kết những điều bạn đã cống hiến và đã học được.

3.5. Cách viết kỹ năng phục vụ trong CV

Đây sẽ là phần thể hiện những kỹ năng mà bạn đang có để có thể đảm nhận tốt vị trí công việc sắp tới. Các kỹ năng thông thường được đưa vào trong bất cứ chiếc CV nào như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng học hỏi hay kỹ năng làm việc nhóm…Cách viết kỹ năng trong CV này bạn có thể sử dụng những từ khóa trong phần mô tả công việc, cách này sẽ rất phù hợp đối với những bạn chưa có kinh nghiệm.

Về hình thức, trong cách viết kỹ năng trong CV, bạn hoàn toàn có thể chọn 1 trong 2 cách dưới đây:

Trình bày theo dạng liệt kê: Dạng này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần viết ra lần lượt từng kỹ năng theo các gạch đầu dòng.

Trình bày theo cách thể hiện mức độ, thang điểm: Cách này sẽ tương đối cụ thể cũng như giúp nhà tuyển dụng có thể hình dung tốt hơn về mức thông thạo kỹ năng mà bạn đang ở hữu theo mức từ 1 – 5

Ngoài ra đối với những công việc cần các kỹ năng đặc thù thì bạn cũng nên để ý và bổ sung vào CV cho đầy đủ. Và đặc biệt có một kỹ năng vô cùng quan trọng được nhiều nhà tuyển dụng để ý nhưng lại chả mấy ứng viên quan tâm đó chính là kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng khi bạn tham gia, làm việc trong một tổ chức, doanh nghiệp, đây sẽ là nền tảng vững chắc để bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình, biết lắng nghe, biết chia sẻ ý kiến bản thân thật đầy đủ và thuyết phục. Dù ở bất kỳ một vị trí nào bạn cũng cần phải cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

Trên thực tế kỹ năng giao tiếp nếu không được rèn luyện đúng cách sẽ rất dễ trở nên bị mai một. Và cách chúng ta luyện tập, cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn không biết cách mở lời như thế nào, nội dung nói ra sao, cách nói chuyện như thế nào cho thu hút, hấp dẫn thì để THALIC VOICE giúp bạn. Với khóa học Level 2: Giọng nói nâng cao và ứng dụng vào giao tiếp sẽ giúp bạn sửa các lỗi phát âm hiện có, cải thiện giọng nói khoẻ và nội lực hơn, tránh tình trạng đau rát cổ họng khi nói và đặc biệt là luyện cách bắt đầu, phát triển cuộc nói chuyện của mình. Cùng với đó là Level 3: Kỹ năng nói – Thuyết trình ứng dụng trong công việc sẽ giúp bạn nâng cấp bản thân, biết cách xây dựng bài nói, xử lý tình huống khi cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhân viên kinh doanh hay các nhà lãnh đạo trong tương lai.



Giao tiếp là một kỹ năng cần thiết để thêm vào CV

4. Cách viết CV xin việc qua gmail

Trong thời buổi hiện đại, công nghệ phát triển, hà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận được hồ sơ xin việc của bạn thông qua email một cách dễ dàng. Việc gửi thư xin thư xin việc online sẽ giúp bạn cũng như nhà tuyển dụng tiết kiệm được thời gian mà vẫn truyền tải được những điều cần thiết, những thông tin, ưu điểm của các ứng viên. 

Và việc gửi cv xin việc qua gmail đang dần trở thành xu hướng được áp dụng đối với bất kỳ công ty nào. Vậy cùng tìm hiểu xem cách viết email gửi cv xin việc như thế nào.

4.1. Tiêu đề email xin việc

Cách viết cv xin việc qua gmail thì phải được bắt đầu từ một tiêu đề chuyên nghiệp. Tiêu đề sẽ là thứ xuất hiện đầu tiên, ngay bên cạnh tên ứng viên. Nếu như email không có tiêu đề hay những tiêu đề không liên quan đến công việc·thường nhà tuyển dụng sẽ không mấy quan tâm do tưởng tin rác gửi đến. Trong một vài trường hợp, nhân viên HR sẽ đánh giá rằng ứng viên đang đi “rải CV” khắp nơi mà thiếu đi sự trân trọng với công việc này. Từ đó mà sẽ ngay lập tức bị loại khỏi vòng đơn.

Vậy nên các ứng viên cần đặt tiêu đề cho thật ngắn gọn đúng trọng tâm, theo cấu trúc:

Họ và tên – Ứng tuyển vị trí [Vị trí ứng tuyển] – Tên công ty ứng tuyển 

Ví dụ: Trần Thị B – Ứng tuyển vị trí [Content Marketing] – THALIC VOICE

4.2. Mở đầu trong email xin việc 

Trong cách viết cv xin việc qua email, phần mở đầu trong nội dung email xin việc thường sẽ bắt đầu từ lời chào trân trọng. Thông thường cụm từ được sử dụng sẽ là “Kính gửi Bộ phận nhân sự – Tên công ty”, không tỏ ra quá thân thiết hay trịnh trọng như: “Gửi”, “Thân ái”…

Ví dụ: Kính gửi bộ phận nhân sự của THALIC –  Học viện Giọng nói và Kỹ năng

Mở đầu trong email xin việc

4.3. Phần nội dung chính 

Đây là phần quan trọng và dài nhất trong cách viết email gửi cv xin việc. Ở đây, các bạn sinh viên, người ứng tuyển cần phải nêu lên những thông tin nổi bật nhất của bản thân, PR thương hiệu cá nhân và đặc biệt là gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng nhằm tăng khả năng trúng tuyển.

Có phần nội dung ở cách viết email gửi cv xin việc: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân của mình; Trình bày mục đích gửi email (ứng tuyển vào vị trí gì) và bạn nhận được thông tin qua đâu (các trang tuyển dụng, Facebook,…); Tóm tắt các kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã có nhằm phục vụ cho công việc. Và cuối cùng là đính kèm CV cùng một số chứng chỉ có liên quan và cả CV, Portfolio hay thư giới thiệu (nếu có).

Nội dung thư không nên quá dài dòng, lan man bởi nhà tuyển dụng sẽ chẳng có nhiều thời gian để đọc một chiếc email quá dài.

4.4. Phần kết của email

Khi đã trình bày xong tất cả nội dung ở trên thì đừng quên gửi một lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian để tiếp nhận hồ sơ cũng như bày tỏ sự mong chờ nhận được thư phản hồi sớm từ nhà tuyển dụng kèm một lời chúc ý nghĩa. Viết thật ngắn gọn, đơn giản, gói gọn trong 2 câu là đủ.

Kèm theo đó bạn hay nhắc đến phương thức liên lạc có thể liên lạc với bạn cho nhà tuyển dụng nắm được. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết thông báo trúng tuyển cho bạn theo cách nào.



Phần kết của email xin việc là lời cảm ơn

4.5. Tài liệu đính kèm

Thông thường trong cách viết CV xin việc qua email, các tài liệu được đính kèm sẽ bao gồm Đơn xin việc, CV và một số các chứng chỉ có liên quan đến công việc. Nếu như bạn có chuẩn bị thêm những tệp như Portfolio, Cover letter, thư giới thiệu…thì đừng quên thêm vào nhé.

Cách viết CV xin việc đóng vai trò quan trọng và quyết định đến kết quả trúng tuyển cuối cùng của bạn. Thông qua CV, nhà tuyển dụng có thể xác định bạn có thật sự phù hợp với vị trí này hay không? Bạn có tiềm năng để phát triển ở vị trí này hay không? Từ đó đưa ra quyết định cho bạn cơ hội để đảm đương vị trí này. Trên đây là những thông tin quan trọng trong cách viết CV xin việc và cách viết email gửi cv xin việc mà THALIC VOICE muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng nó sẽ hữu ích.

Kiến thức liên quan

01 | Th8

Phỏng vấn trực tuyến cần chuẩn bị những gì?

Khi phỏng vấn online yêu cầu như thế nào và những điều bạn cần chuẩn bị trước khi tham gia một buổi phỏng vấn trực...
Xem chi tiết

13 | Th7

4 cách giúp bạn tự tin khi trả lời phỏng vấn xin việc

Để các bạn vượt qua áp lực trước các buổi phỏng vấn thì THALIC VOICE sẽ chỉ cho bạn những mẹo giúp bạn tự tin...
Xem chi tiết

13 | Th7

6 dấu hiệu rớt phỏng vấn nếu bạn còn mắc những lỗi này

Cùng THALIC VOICE tìm hiểu những lỗi khiến bạn rớt phỏng vấn cũng như những dấu hiệu và cách khắc phục những điều đó nhé.
Xem chi tiết

13 | Th7

Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

Để THALIC VOICE sẽ bật mí cho các bạn những câu hỏi phỏng vấn thông dụng và cách trả lời khéo léo giúp bạn vượt...
Xem chi tiết

12 | Th7

Mẹo Đặt Câu Hỏi Cho Nhà Tuyển Dụng

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào mới là khéo léo nhất? Cùng THALIC VOICE tìm hiểu ngay những chú ý khi...
Xem chi tiết

11 | Th7

5 kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng quan trọng mà HR phải có

Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng của một HR sẽ quyết định phần lớn đến hiệu quả của tuyển dụng nhân sự. Cùng THALIC VOICE...
Xem chi tiết

11 | Th7

Kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng mà bất kỳ ai cũng cần biết

THALIC VOICE chia sẻ với bạn kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng sao cho khéo léo và đạt hiệu quả cao nhất. Những...
Xem chi tiết

10 | Th7

Gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn, nên hay không nên?

Cách trả lời mời thư phỏng vấn như thế nào? Cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn ra sao? Cùng THALIC VOICE tìm hiểu
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng