Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE
Rớt phỏng vấn là điều mà không ai mong muốn cả, những lỗi tưởng chứng là nhỏ nhưng lại được các nhà tuyển dụng cực kì để ý. Đây là những dấu hiệu rớt phỏng vấn. Bạn hãy cùng THALIC tìm hiểu đó là những lỗi gì và cách khắc phục những điều đó nhé.
1. Không tìm thông tin hay kinh nghiệm trên internet hoặc từ những người đi trước
Kiến thức thực tế nhất bạn phải hỏi đó chính là ở trên internet hay những người đi trước. Hãy tham gia các group trên Facebook để có thể hỏi kinh nghiệm của từng công ty. Và nếu bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước như vậy. THALIC chắc chắn rằng bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Hãy cho họ thấy rằng bạn thật sự quan tâm đến công ty và vị trí công việc họ tuyển dụng chứ không phải là đi phỏng vấn vì nhận được thư mời. Gây ấn tượng ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên bằng cách đưa ra những đóng góp định hướng phát triển sản phẩm, đề xuất định hướng phát triển phù hợp với chiến lược công ty.
2. Không luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Người mới chưa có kinh nghiệm thường rải CV và không luyện tập trước, đi phỏng vấn bởi vì là có lịch. Chắc chắn sẽ nắm phần trượt. Hãy luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm. Việc này sẽ giúp bạn tự tin và không bị bối rối trước những câu hỏi bạn đã chuẩn bị được trước.
3. Luôn luôn trả lời là “không”, đó là dấu hiệu rớt phỏng vấn dễ thấy nhất
Đây chính là một trong những dấu hiệu rớt phỏng vấn dễ thấy nhất. Khi trả lời một vấn đề mà bạn không biết. Nếu bạn trả lời “tôi không biết” sẽ mang lại cảm giác rất thụ động và tiêu cực.
Thay vì vậy, hãy trả lời rằng: “Tôi chưa tìm hiểu về vấn đề này và tôi sẽ nghiên cứu về nó” để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy thái độ cầu thị và chủ động của bạn.
4. Không trung thực trong câu trả lời
Thể hiện các kỹ năng và thành tích của bạn để gây ấn tượng và thu hút đối với nhà tuyển dụng và mọi thứ phải dựa trên sự thật và những thành tích mà bạn đạt được. Các nhà tuyển dụng họ có đủ kiến thức và kinh nghiệm để có thể đọc vị được đâu là lời nói dối, đâu là lời nói thật của bạn.
Vì vậy hãy luôn trung thực, sự trung thực luôn được đề cao và trân trọng. Hãy tập trung nói về điểm bạn mạnh và điểm công ty cần. Ngoài ra hãy nhắc đến khuyết điểm của bản thân. Nhà tuyển dụng đánh giá cao sự trung thực và dám thừa nhận khuyết điểm của bạn. Đấy chính là thể hiện một sự tự tin vì không phải ai cũng dám thừa nhận khuyết điểm của mình.
5. Thiếu kỹ năng làm việc nhóm
Ngoài những thái độ kể trên thì nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên của mình đó chính là kỹ năng làm việc nhóm. Đừng thể hiện mình người thẳng thắn, quá tự phụ, và thích làm việc cá nhân.
Không nhất thiết phải là một người có khả năng lãnh đạo tốt, Nhưng hãy khéo léo, khiêm tốn và chứng tỏ bạn là người linh hoạt dễ dàng thích nghi với tập thể bằng cách: Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhà tuyển dụng, chủ động đặt câu hỏi, luôn hướng về mục tiêu tổng thể trước rồi mới đi đến mục tiêu cá nhân.
6. Những điều sai lầm sau khi kết thúc buổi phỏng vấn
5 điều làm bạn không để lại ấn tượng hoặc ấn tượng xấu đối với nhà tuyển dụng:
1. Không đặt câu hỏi cho công ty: Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn có thể một lần nữa khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn mong muốn được làm việc tại công ty và muốn đóng góp một phần công sức của mình đối với công ty. “Rất mong chúng ta có thể hợp tác lâu dài, Vì điều này thật tốt cho cả 2 bên”
2. Không viết thư cảm ơn: Việc viết thư cảm ơn làm cho các nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn trong quá trình phỏng vấn. Hãy viết thư cảm ơn để bày tỏ thái độ trân trọng vì công ty đã dành thời gian quý báu dành cho bạn.
3. Thúc giục nhà tuyển dụng: Nếu phía nhà tuyển dụng yêu cầu bạn chờ điện thoại trong một khoản thời gian thì bạn hãy nhớ kiên trì và đừng gửi email hoặc gọi điện thoại giục giã nhà tuyển dụng.
4. Thái độ khi không trúng tuyển: Nếu không may trượt cuộc phỏng vấn thì cũng đừng có thất vọng quá hay có hành vi khiếm nhã. Dù trúng hay không hãy viết một lá thư cảm ơn gửi đến công ty và người tuyển dụng và bày tỏ hi vọng sẽ có cơ hội hợp tác lần sau. Điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội mới vì chẳng ai biết trước điều gì. Biết đâu cơ cấu công ty thay đổi và nhiều vị trí khác cần được bổ sung. Hoặc công ty thấy bạn là người cầu thì, tài giỏi giới thiệu bạn đến 1 công ty khác .
THALIC mong rằng các bạn không phạm phải sai lầm nào trong những điều mà mình vừa nhắc ở phía trên. Chúc các bạn thành công và có công việc thật ưng ý. Đừng quên rằng kỹ năng giao tiếp, và 1 chất giọng hay luôn là điều gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hiện tại THALIC VOICE đang có chương trình test giọng miễn phí mọi người tham gia để biết được mình đang gặp những lỗi gì về giọng nói tại đây nhé.
Các khóa học của THALIC
Hình ảnh lớp học của THALIC