Trong cuộc sống ngoài giao tiếp bằng lời nói thì còn có sự xuất hiện của ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp. Nếu như lời nói là công cụ nhằm biểu đạt nội dung thì ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp đóng vai trò như một công cụ để thể hiện cảm xúc. Bởi mỗi một cử chỉ, hành động sẽ đều mang một ý nghĩa nhất định và có tác động không nhỏ đến sự thành công trong giao tiếp của bạn.

Vậy hãy cùng THALIC VOICE tìm hiểu xem tại sao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp lại quan trọng như thế? Và cách sử dụng chúng linh hoạt nhất. 

1. Ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp là gì

Ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp là một dạng phi ngôn ngữ mà trong đó các hành vi của cơ thể đều được sử dụng nhằm truyền đạt thông tin muốn nói hay biểu hiện cảm xúc. Ví dụ như một cái gật đầu, một ánh mắt, một nụ cười hay là một cái nhíu mày… Trong một buổi giao tiếp bạn có thể truyền đạt thông tin thông qua lời nói một cách hoàn hảo, nhưng thứ để lại ấn tượng trong lòng đối phương lại chính là ngôn ngữ hình thể mà bạn thể hiện.

Cựu giáo sư tâm lý học của trường Đại học UCLA là Albert Mehrabian là người tìm ra quy luật 7% – 38% – 55%. Trong đó tỉ lệ phần trăm của các yếu tố đóng góp vào sự thành công của quá trình giao tiếp như sau: Từ ngữ chiếm 7%; Ngữ điệu: 38%; Ngôn ngữ cơ thể: 55%.

Cử chỉ ít nhiều thể hiện tính cách

Những cử chỉ và hành động của bạn dù là nhỏ nhất cũng có thể nói lên ít nhiều về tính cách cũng như con người của bạn. Chẳng hạn như một người có thói quen cau mày khi nói chuyện thường sẽ khiến đối phương cảm thấy người này có vẻ như rất khó tính hay đang gặp chuyện gì khó khăn. Nhưng ngược lại, nếu bạn đem đến cho đối phương cảm giác tích cực, vui vẻ bằng cách vừa nói vừa cười thì họ sẽ nghĩ rằng bạn là người dễ gần và muốn được nói chuyện với bạn nhiều hơn. Như vậy thấy được rằng việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Đây có thể là điểm mạnh giúp bạn ghi điểm khi giao tiếp nhưng cũng có thể là điểm trừ trong mắt đối phương.

Sử Dụng Ngôn Ngữ Hình Thể Trong Giao Tiếp

2. Top 5 lý do chúng ta nên sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp

2.1 Dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh

Khi bắt đầu một cuộc nói chuyện, chúng ta sẽ thường có xu hướng e dè, ít nói. Những lúc như thế việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp có thể phát huy tốt vai trò của mình nhằm tạo thiện cảm cho đối phương cũng như phá bỏ bầu không khí ngại ngùng trước đó. Dựa vào ngôn ngữ hình thể của chúng ta mà đối phương sẽ quyết định xem nên tiếp tục cuộc trò chuyện hay không. 

Theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng con người tiếp thu thông tin qua thính giác chỉ chiếm 12%, qua thị giác lên đến 75%, còn lại là thông qua những cảm nhận của xúc giác. Đó là lý do tại sao mà chúng ta thường sẽ ấn tượng và nhớ đến những người mới quen bởi ngoại hình, cử chỉ hay hành vi của họ.

Ví dụ: Nếu bạn khoanh tay trong khi nói chuyện, đối phương sẽ nghĩ rằng bạn đang đề phòng điều gì đó, không muốn giao tiếp hay tiếp xúc với bất kỳ ai, cho dù bạn có thật sự như vậy hay không. Vậy nên chúng ta cần hiểu đúng về ý nghĩa của những động tác, cử chỉ nhằm thể hiện rõ ràng nhất mong muốn giao tiếp của bạn thân ngay cả khi chưa cất lời.

2.2 Tránh các mâu thuẫn giao tiếp không đáng có

Lời nói nếu không được dùng một cách cẩn thận thì sẽ dễ gây hiểu lầm và xảy ra những xích mích không đáng có. Lúc này cách giúp bạn làm dịu tình thế hiệu quả nhất là sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp. Mặc dù bạn có thể không có tài ăn nói nhưng với biểu cảm gương mặt cùng cử chỉ cơ thể tốt bạn sẽ giữ được thiện cảm của đối phương.

Bên cạnh đó, lời nói kèm theo cử chỉ phù hợp sẽ tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa tới người giao tiếp. Từ đó khiến người nghe có ấn tượng tốt về bạn cũng như tập trung hơn vào phần nội dung mà bạn muốn truyền tải, dễ dàng tạo nên sự tin tưởng và thuyết phục hơn. 

2.3 Gây ấn tượng mạnh với người khác

Trước khi bắt chuyện với bất cứ ai thì ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp sẽ là thứ đầu tiên để người khác nhìn vào và đánh giá cảm quan về bạn. Vậy nên, chúng ta cần phải làm chủ được cảm xúc cá nhân của mình cũng như hiểu rõ và tận dụng từng cử chỉ, hành động của cơ thể, đặc biệt là hãy quan sát một cách tinh tế trong khi giao tiếp. Đặc biệt là trong những dịp quan trọng như phỏng vấn xin việc thì việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp phù hợp kết hợp cùng lời nói sẽ giúp bạn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong mắt nhà tuyển dụng, khiến họ nhớ đến bạn lâu hơn.

Những hành động thừa trong giao tiếp như đảo mắt liên tục, rung đùi,… sẽ khiến bạn trở nên ngớ ngẩn trong mắt người đối diện. Đôi khi những điều ấy còn có thể đem đến cho đối phương cảm giác thiếu tôn trọng. Vậy nên hãy kiểm soát nó thật kỹ để gây ấn tượng tốt với người khác cũng như nâng cấp hình ảnh của bản thân bạn nhé.

2.4 Lời nói có tính thuyết phục hơn

Điều này sẽ cực kỳ quan trọng, đặc biệt là những ai phải đàm phán nhiều với khách hàng, đối tác. Thật khó để tin tưởng một người mà lời nói và cử chỉ của họ không thống nhất với nhau. Và khách hàng, đối tác có thể dễ dàng nhận biết được bạn có đang nói dối hay không thông qua những cử chỉ, động tác tay hay ánh mắt mà bạn thể hiện.

Bên cạnh đó, trong giao tiếp, chúng ta sẽ chủ yếu truyền tải thông tin thông qua lời nói. Nhưng trong một vài trường hợp, lời nói lại chẳng thể hiện được hết những ý nghĩa mà ta muốn truyền tải. Vậy nên ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp sẽ giúp bổ sung và minh họa cho lời nói của bạn trở nên sinh động và thuyết phục hơn.

2.5 “Nhìn thấu” tâm trạng đối phương 

Nắm bắt được ngôn ngữ cơ thể và ý nghĩa thể hiện của chúng, bạn có thể “nhìn thấu” được người khác. Từ đó hiểu được trạng thái cảm xúc, đồng thời biết được người đối diện đang che giấu điều gì. Bởi ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp là sự phản ánh chính xác những cảm xúc chân thật nhất của con người. Nhờ đó mà nó mang đến khá nhiều dữ liệu về trạng thái tâm lý hay là những thói quen,  phản xạ bản năng mà con người không hoặc ít tự nhận biết được.

Ví dụ trong cuộc trò chuyện một người hay cử động hoặc lắc lư cơ thể hay thay đổi tư thế ngồi liên tục thì rất có thể họ đang lo lắng, sốt ruột về điều gì đó và muốn nói nhanh cho xong.

Từ đây có thể thấy, vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể phải được sử dụng một cách hợp lý, tế nhị vì nếu như lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp phản tác dụng.

3. Cách sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp hiệu quả 

Ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp rất đa dạng với nhiều cách thể hiện đa dạng. Dưới đây là một số những biểu hiện cơ bản mà hầu hết mọi người đều sử dụng trong cuộc giao tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất, THALIC VOICE muốn gửi đến cho bạn. 

3.1 Giao tiếp bằng ánh mắt

Đôi mắt luôn được ví là cửa sổ tâm hồn, là nơi bộc lộ rõ ràng và chính xác nhất cảm xúc của mỗi chúng ta. Khi giao tiếp hàng ngày bạn có thể dễ dàng “nhìn thấu” tâm trạng của người đối diện thông qua sự thay đổi trong ánh mắt của họ. Vậy nên muốn sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp linh hoạt, trước hết bạn cần học cách giao tiếp bằng mắt.

Thông thường, bạn sẽ được khuyên rằng trong lúc nói chuyện nên nhìn thẳng vào mắt đối phương. Tuy nhiên điều này lại không hoàn toàn đúng bởi khi quá tập trung nhìn thẳng vào ánh mắt của người đối diện, bạn sẽ vô tình tạo nên cảm giác soi mói. Từ đó, người nghe cảm thấy bị khó chịu và không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện. Nhưng nếu bạn không nhìn vào họ thì bạn cũng có thể bị hiểu nhầm rằng đang lo lắng hay không tập trung vào câu chuyện của đối phương.

Ngôn ngữ hinh thể là một yếu tố quan trọng

Chính vì thế mà, việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp cần phải khéo léo và tinh tế hơn. Khi nói chuyện, bạn nên chuyển điểm nhìn sang những vùng khác trên cơ thể người đối diện hoặc các phạm vi xung quanh. Và tất nhiên phải tránh những khu vực nhạy cảm, dễ gây hiểu nhầm. Để đảm bảo tất cả những điều kiện này, bạn hãy thử nhìn vào sống mũi của người đối phương, chắc chắn bạn sẽ đón nhận được những tín hiệu tích cực từ họ đấy.

3.2 Sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp thông qua nét mặt

Ngoài ánh mắt ra thì nét mặt cũng là một yếu tố quan trọng nói lên nhiều điều về tính cách con người và cảm xúc. Trong khi giao tiếp hãy nhớ rằng đừng ngẩng mặt và cằm quá cao khiến người khác thấy rằng bạn là người kiêu căng, cao ngạo và khó lại gần. Cũng như không được cúi quá thấy sẽ tạo nên cảm giác thiếu tự tin, rụt rè và dường như bạn đang lo sợ.

Vậy nên, tỷ lệ chuẩn nhất là hãy giữ gương mặt tự nhiên với chếch lên từ 15 đến 20 độ, điều này sẽ khiến bạn trở nên tự tin hơn. Ngoài ra hãy lưu ý hạn chế những thói quen nhăn nhó, nhíu mày liên tục khiến người đối diện cảm thấy không được thoải mái, khó chịu. Duy trì một tâm thế thoải mái, thần sắc tự nhiên, tỉnh táo cùng phong thái tự tin khi nói chuyện. 

Đừng quên giữ nụ cười khi trò truyện

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên giữ nụ cười trong khi nói chuyện. Một nụ cười tươi luôn chứa đựng những cảm xúc tích cực, mang đến cảm giác gần gũi và tự nhiên cho mọi người. Tưởng chừng như đơn giản, song đây lại là món vũ khí vô cùng lợi hại trong giao tiếp mà bạn nên tận dụng triệt để. Hãy nở nụ cười chân thành mỗi khi nhờ sự giúp đỡ, gặp gỡ, tạm biệt, hay khi tiếp xúc với ai đó đang mệt mỏi.

Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng nên cười. Bạn cần phải mỉm cười đúng lúc, đúng nơi và đúng người, nếu không bạn có thể trở nên vô duyên trong mắt đối phương. Đồng thời, hãy chọn một kiểu cười thích hợp với khuôn mặt để khéo léo che đi khuyết điểm như cười hở lợi, cười quá lớn và tôn lên nét đẹp tự nhiên của bản thân. 

3.3 Giao tiếp dựa vào vị trí và khoảng cách khi nói

Việc sử dụng ngôn ngữ hình thể linh hoạt trong giao tiếp còn phải dựa vào vị trí của bạn đến người đối diện. Giữ khoảng cách hợp lý với người nghe vừa thể hiện sự tôn trọng không gian riêng tư, vừa khiến đôi bên được thoải mái dễ chịu hơn. Theo một nghiên cứu đánh giá, khoảng cách hợp lý sẽ phụ thuộc vào mức độ thân thiết giữa bạn và đối phương, cụ thể như sau:

  • Khoảng thân mật (15cm 46cm): Đây là phạm vi thân thiết nhất chỉ dành cho những ai có mối quan hệ cực kỳ gần gũi như cha mẹ, vợ chồng, con cái, người yêu,… mới được phép bước vào.
  • Khoảng riêng tư (46cm 1,22m): Là vùng dành cho những bữa tiệc, những buổi liên hoan ở trường học, cơ quan hoặc một số dịp họp mặt thân mật.
  • Khoảng xã giao (1,22m 3,6m): Là giới hạn khi tiếp cận một người lạ.
  • Khoảng công cộng (>3,6m): Là khoảng cách chúng ta thường duy trì khi đứng trước đám đông.

Bên cạnh đó, ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp mà bạn cũng cần lưu ý là hãy nghiêng người về phía người nói. Điều này sẽ thể hiện rằng bạn đang chăm chú lắng nghe và quan tâm đến câu chuyện của họ cũng như đồng cảm của những gì họ trải qua. Thông thường, con người ta có xu hướng gần gũi hơn, cởi mở hơn với những ai thật sự tập trung vào lời nói của mình.

3.4 Giao tiếp bằng tay

Bắt tay là một động tác vô cùng quen thuộc trong các loại ngôn ngữ hình thể, đặc biệt là ở những buổi đàm phán, thương lượng trong công việc. Ngôn ngữ cơ thể này thể hiện cho sự chân thành và khéo léo khi chào hỏi người đối diện. Tuy nhiên bắt tay sao cho lịch sự và đúng mực đòi hỏi bạn phải chú ý quan sát và tích lũy kinh nghiệm cho riêng bản thân mình. 

Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà bạn nên chọn cách bắt tay phù hợp để bày tỏ sự chân thành. Chẳng hạn với phụ nữ thì bạn đợi họ đưa tay ra trước rồi mới bắt lấy, bắt bằng cả hay tay đối với những ai lớn tuổi hơn mình,… Ngoài ra, bạn cũng không nên bắt tay quá hời hợt hay quá chặt, quá nhanh hoặc quá lâu. Hãy biểu hiện sự tự nhiên qua cái bắt tay thật chắc chắn và tự tin, đối phương có thể cảm nhận được sự tôn trọng từ phía bạn.

Có nhiều cử chỉ cần phải tránh

Thêm vào đó, trong khi trò chuyện, bạn cũng không nên khua tay múa máy, thay vào đó hãy úp bàn tay xuống. Điều này sẽ tạo nên ấn tượng phong thái cho bạn. Cùng với đó cũng đừng nên chạm tay lên mặt đặc biệt là phần mũi bởi thói quen này sẽ biểu hiện sự không thành thật. Thay vào đó, hãy thể hiện sự linh hoạt của bản thân bằng cách điều khiển tay của bạn minh họa cho lời nói. Dù đây chỉ là những tiểu tiết nhỏ nhưng nó sẽ toát lên vẻ tự tin cùng sự đĩnh đạc trong con người bạn.

Và nếu bạn vẫn chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp sao cho linh hoạt hãy tham khảo ngay những khóa học thú vị tại THALIC VOICE. Bạn sẽ được học cách nhấn nhá phù hợp cũng như kết hợp ngôn ngữ hình thể vào trong giao tiếp, thuyết trình, đàm phán,…

3.5 Giao tiếp cùng tư thế chuẩn mực

Trong quá trình giao tiếp, bạn hãy nói “không” với những tư thế như cúi đầu, thõng vai, xởi lởi hoặc quá gồng mình. Người khác có thể sẽ chú ý đến thái độ miễn cưỡng, gượng gạo từ phía bạn. Vậy nên cho dù bạn có đang ngồi hay đứng, hãy lưu ý rằng luôn giữ tư thế thẳng lưng. 

Tư thế này chứng tỏ bạn là người có phong thái tự tin, bản lĩnh không những vậy đây là tư thế ngồi giữ dáng vẻ lịch sự, thích hợp trong tất cả các sự kiện buổi tiệc. Nếu đứng hãy giữ tư thế thẳng lưng kết hợp cùng chân rộng cùng vẻ mặt tự tin. Việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp sẽ thể hiện ít nhiều về con người cũng như tâm trạng của bạn lúc nói. Vậy nên hãy luôn giữ phong thái tự tin cùng cử chỉ, tay chân phù hợp nhằm tạo thiện cảm với đối phương. 

Việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp một cách tự nhiên sẽ tạo cho bạn sự lôi cuốn mỗi lần trò chuyện. Tuy vậy, việc luyện tập kỹ năng này sẽ càng thuận lợi và nhanh chóng hơn khi bạn có thêm những người đồng hành. Hiện nay, THALIC VOICE đang có ưu đãi khóa học kỹ năng, không chỉ giúp bạn nâng tầm kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hình thể hiệu quả, mà còn trau dồi cho bạn vô số kỹ năng khác như kỹ năng thuyết trình, đàm phán, phản xạ nhanh với thông tin,… Đăng ký ngay để trải nghiệm cùng THALIC VOICE nhé! 

Kiến thức liên quan

13 | Th7

Sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giảng dạy

Trong bài viết này bạn hãy cùng THALIC VOICE tìm hiểu về cách sử dụng linh hoạt ngôn ngữ hình thể trong giảng dạy nhé.
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng