Một cuộc trò chuyện thành công và hiệu quả cần phải được tạo dựng bởi hai yếu tố quan trọng là xây dựng nội dung trò chuyện cùng với dẫn dắt câu chuyện. Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp là thứ đánh giá một cuộc nói chuyện hiệu quả và chất lượng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là đối với môi trường công sở. Vậy thì kỹ năng phản hồi trong giao tiếp là gì? Bí kíp thực hiện kỹ năng phản hồi hiệu quả như thế nào? Cùng THALIC VOICE tìm hiểu nhé.

1. Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp

Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp là cách đưa ra lời nhận xét mình thấy theo nhiều hướng. Đây là cách mà bạn sẽ nêu quan điểm của bản thân mình trước những thông tin ấy. Bạn có thể lựa chọn các cách phản hồi để làm cuộc nói chuyện hoàn thiện hơn như đưa ra bình luận về câu chuyện, khai thác hỏi thêm về các chi tiết,…

Đối với mỗi chúng ta, kỹ năng phản hồi tích cực là điều quan trọng trong giao tiếp. Phản hồi tích cực đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiếp nhận, đưa ra các thông tin cụ thể dựa vào cơ sở của sự quan sát tỉ mỉ. Từ đó, nêu lên các ý kiến tích cực hay những thứ cần cải thiện để phát triển. Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp phải được biểu hiện thông qua việc bạn chú ý lắng nghe. Tích cực trong suy nghĩ và tóm tắt những ý chính cũng là một cách phản hồi hiệu quả

Phản hồi là một kỹ năng mềm quan trọng

Giống như bất kỳ kỹ năng mềm khác muốn trở nên thành thạo và sử dụng hiệu quả. Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp cần bạn phải dành nhiều thời gian hơn để luyện tập. Ví dụ về kỹ năng phản hồi mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống. Như bạn sẽ đưa ra các góp ý về cách làm việc của các đồng nghiệp. Hay là hản hồi những kết quả mà bạn nhận được. Hoặc đơn giản là ham gia những cuộc trò chuyện,…

Kỹ năng phản hồi

2. Tại sao cần phải trau dồi kỹ năng phản hồi trong giao tiếp

Nhiều người vẫn nghĩ đơn giản rằng việc phản hồi trong các cuộc nói chuyện chỉ đơn giản là trả lời lại những câu hỏi đặt ra hay có những biểu cảm hời hợt, hùa theo câu chuyện mà họ đang nói. Thế nhưng không phải vậy kỹ năng phản hồi trong giao tiếp cần nhiều hơn thế. Bạn cần phải đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực nhằm giúp người nhận có thể dễ dàng tiếp thu những ý kiến mà bạn đóng góp và tăng thêm phần động lực để cố gắng hơn.

Những lời chỉ trích hay đóng góp không chứa tinh thần xây dựng mà còn có phần tiêu cực. Nó có thể ảnh hưởng xấu tới người khác. Họ có thể cảm thấy bị phủ nhận quan điểm mà có sự bảo thủ để bảo vệ ý kiến. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên mối quan hệ của 2 người.

3. Bí kíp cho kỹ năng phản hồi hiệu quả trong giao tiếp

3.1. Ưu tiên các cuộc trò chuyện trực tiếp

Một lá thư, một email sẽ chẳng thể nào truyền đạt hết suy nghĩ của bạn về một vấn đề. Chính vì thế, nó dẫn đến trường hợp vì hiểu nhầm mà mối quan hệ trở nên không tốt đẹp. Nếu có thể, bạn hãy cố gắng tìm cách phản hồi trực tiếp có thể qua các cuộc điện thoại. Thậm chí qua những buổi gặp mặt bàn bạc thay vì chỉ thông qua những bức thư hay văn bản.

Ngoài ra, trò chuyện trực tiếp sẽ giúp bạn quan sát được hết biểu cảm gương mặt của đối phương. Từ đó, đoán được tâm lý của người đối diện mà lựa chọn xem có nên nói tiếp hay chuyển sang một chủ đề khác cũng như điều chỉnh lời phản hồi sao cho phù hợp tránh sự hiểu lầm. Tất cả đều hướng tới mục tiêu cao nhất của cuộc giao tiếp. Đó là khiến cả 2 thoải mái chia sẻ với đối phương. Bên cạnh đó, biểu đạt thái độ thông qua gương mặt, cử chỉ khi giao tiếp cũng là một cách phản hồi cần có trong quá trình trao đổi, tăng thêm sự sinh động, giải phóng năng lượng cho bản thân.

Phản hồi trong giao tiếp

Ví dụ như kỹ năng phản hồi trong giao tiếp tại nơi làm việc khi bạn thấy người nhân viên của mình hoàn thành rất tốt công việc, nhưng dạo gần đây họ lại thường xuyên mắc lỗi, Hãy chủ động bắt chuyện với họ và hỏi thăm tình hình lúc này: “Có phải bạn đang gặp vấn đề gì khó khăn đúng không? Gần đây tôi thấy bạn thường xuyên không tập trung vào công việc của mình, nếu có thể bạn hãy chia sẻ với tôi, biết đâu tôi có thể giúp được bạn.”

3.2. Đặc biệt chú ý âm điệu khi nói

Nội dung lời nói của bạn đã quan trọng nhưng cách mà bạn thể hiện chúng lại càng quan trọng. Cùng với một câu nói thông thường nhưng nếu như bạn sử dụng các âm điệu khác nhau thì ý nghĩa của câu nói cũng trở nên khác nhau. Vậy nên khi góp ý hãy cố gắng giữ giọng của mình ở tone thấp, duy trì phong thái lịch sự và công nhận những quan điểm của họ trước, sau đó mới đưa ra những lời nhận xét của bạn về họ.

Nếu đối phương cảm nhận được sự chân thành và tinh thần xây dựng trong mỗi câu mà bạn nói ra thì chắc chắn họ sẽ bị thuyết phục mà chấp nhận những lời đề xuất đến từ bạn. Ngược lại với giọng điệu khó nghe, áp đặt quan điểm của bạn lên ý kiến của đối phương sẽ khiến họ cảm thấy mình như bị tấn công và phản bác, lòng tự trọng của họ cũng sẽ bị tổn thương. Từ đó có thể xuất hiện những lời lẽ bảo thủ, công kích cá nhân.

Khóa học rèn luyện kỹ năng phản hồi

Tất cả đều sẽ được chia sẻ trong khóa học Level 2: Giọng nói nâng cao – Ứng dụng trong giao tiếp được cung cấp bởi THALIC VOICE – Học viện Giọng nói và Kỹ năng uy tín số 1 tại Hà Nội. Với sự chuyên nghiệp trong giảng dạy cùng đội ngũ giáo viên là những người dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực cải thiện giọng nói, chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng phản hồi trong giao tiếp cũng như biết cách xây dựng bài nói có chất lượng.

3.3. Lựa chọn thời điểm phản hồi thích hợp

Ở kỹ năng phản hồi trong giao tiếp thì việc chọn thời điểm thích hợp sẽ quyết định đến sự hiệu quả của nó. Thời điểm phản hồi thích hợp nhất sẽ là khi câu phản hồi được nói ra sớm nhất. Đặc biệt khi mà cả bạn và đối phương đều đang quan tâm, chú ý đến nó. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn ngắt lời, chen ngang lời đối phương đang nói để nêu lên quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

Tuy nhiên không phải lúc nào phản hồi sớm nhất cũng là phản hồi tốt nhất. Bạn nên cân nhắc các tình huống cụ thể để có thể lựa chọn thời điểm feedback thích hợp. Ví dụ về kỹ năng phản hồi trong giao tiếp. Trong trường hợp tâm trạng của người tiếp nhận và người đón nhận thông tin không được tốt tại thời điểm sự việc xảy ra thì hãy khoan đưa ra lời nhận xét vội vàng. Thay vào đó, bạn nên chờ đợi đến khi cả hai đã bình tĩnh trở lại. Điều này có thể đón nhận những sự góp ý, phản hồi cho hành động đã xảy ra. Lúc đó những feedback sẽ đạt được hiệu quả hơn.

3.4. Luôn khen trước rồi mới góp ý

Trong chúng ta ai cũng thích nhận được sự công nhận từ những người khác về mọi khía cạnh. Nếu bạn đang có ý định góp ý điều gì đó cho một ai, trước hết hãy công nhận họ. Lời nhận xét tích cực ban đầu sẽ khiến người đó cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi tiếp nhận những lời góp ý, đánh giá sau đó. Nhưng hãy nhớ rằng những lời khen cần phải được xuất phát từ sự chân thành. Sự chân thành và ghi nhận sẽ khiến họ trở nên tích cực hơn trong tương lai.

Sau đó, bạn hãy đưa ra những lời góp ý, nhận xét với những câu chữ tích cực. Bạn hoàn toàn có thể cho họ biết những thứ cần cải thiện. Cho đối phương thấy được rằng bạn đồng cảm với những khó khăn mà họ gặp phải. Thể hiện rằng bạn đã sẵn sàng để tiếp nhận những lời chia sẻ, phản hồi của người đối diện. Bạn hãy nói rằng bạn hiểu được những gì mà họ trải qua nếu họ thực sự khó khăn. Nếu bạn cũng rơi vào trường ấy, bạn cũng có thể làm như họ. Nhưng bạn vẫn phải giải thích để đối phương hiểu được họ đang sai và nhắc nhở khiến họ hoàn toàn sửa việc này.

3.5. Phản hồi góp ý hành vi chứ không quy chụp con người

Hãy nhớ rằng hành động, hành vi không nói lên được tính cách, phong cách của cả một con người. Vậy nên khi nghĩ đến việc góp ý với ai đó hãy tránh việc quy chụp lên con người họ. Đánh giá họ với những tính từ tiêu cực (Ví dụ về kỹ năng phản hồi trong giao tiếp: Không nên: “Qua việc này, tôi thấy bạn là người vô trách nhiệm, không có ý thức làm việc”; Nên: “Bản kế hoạch mà bạn nộp lên còn rất nhiều chi tiết quan trọng chưa được đề cập tới”)

Khi thực hiện kỹ năng phản hồi hãy luôn chỉ chính xác ra những vấn đề mà họ đang gặp phải. Bạn không nên đừng chỉ nói chung chung rồi quy về tính cách, con người không tốt . Những người xung quanh sẽ thật sự biết ơn bạn khi bạn giúp họ chỉ ra những điều họ còn thiếu. Đặc biệt khi đưa ra cho đối phương những gợi ý giải quyết vấn đề. Bởi hơn ai hết mỗi chúng ta đều cần những lời góp ý, lời khuyên chân thành.

Kết luận

Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp một cách hiệu quả vốn là một nghệ thuật trong khi nói chuyện. Bạn cần phải phản hồi làm sao để đối phương cảm thấy bạn quan tâm, đồng cảm với vấn đề họ đang gặp phải cũng như đưa đến cho họ những ý kiến quan điểm tích cực, tinh thần xây dựng sâu sắc. Mong rằng những chia sẻ của THALIC VOICE sẽ giúp được cho bạn trên con đường chinh phục kỹ năng phản hồi hiệu quả.

Kiến thức liên quan

02 | Th7

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu như thế nào?

Lắng nghe không chỉ giúp bạn tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc, mà còn giúp người nghe đưa ra phản hồi cho...
Xem chi tiết

18 | Th6

Bạn là người hướng nội và hướng ngoại?

Những người hướng nội thường tìm thấy năng lượng và sự thoải mái trong không gian riêng tư, thích suy ngẫm và tận hưởng sự...
Xem chi tiết

23 | Th4

Tư duy phản biện – Bạn có đang hiểu sai về nó?

Trong cuộc đời, chúng ta luôn phải đưa ra rất nhiều quyết định, dù nhỏ hay lớn. Có một tư duy có thể giúp Chúng...
Xem chi tiết

08 | Th4

BẠN ĐANG KHÔNG THỂ TỰ TIN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG?

Nỗi sợ hãi trước đám đông là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Nỗi sợ hãi này có thể biểu hiện...
Xem chi tiết

10 | Th10

Vai trò của sự tự tin với cơ hội thành công của bạn

Đừng bỏ lỡ cơ hội để khám phá những bí mật của lòng tự tin, từ việc tự nhìn nhận giá trị của mình đến...
Xem chi tiết

10 | Th10

Phát triển bản thân như thế nào cho đúng đắn

Có nhiều cách phát triển bản thân theo hướng tích cực để mang lại thành công. Muốn nâng cao năng lực và khám phá bản...
Xem chi tiết

10 | Th10

Kỹ năng giải quyết vấn đề để tự tin thể hiện bản lĩnh

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng giúp khẳng định bản thân trong mắt người khác. Không chỉ là kỹ năng giao...
Xem chi tiết

26 | Th9

BÍ MẬT: Thu hút người nghe với 3 cách luyện giọng nói truyền cảm

Giọng nói là một yếu tố đặc trưng khiến người khác nhớ đến khi giao tiếp. Giọng nói truyền cảm luôn là một sự ghi...
Xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký. THALIC sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ các số hotline ở cuối website.
Trân trọng,
Học viện Giọng nói và Kỹ năng THALIC VOICE

Bạn đã nhập sai thông tin đăng ký,
vui lòng kiểm tra lại

Đóng